Quản trị rủi ro và phòng thủ tránh những cú crash của thị trường – The Golden Newsletter Vietnam
1 reply
05/05/2022

Xin chào BBT,

Nhân dịp thị trường đang trong giai đoạn bear market, xin có vài thắc mắc mong được BBT giải đáp:
1. Thị trường chứng khoán về dài hạn là uptrend, nhưng đâu đó sẽ có những lúc thị trường điều chỉnh và có giai đoạn sụp đổ/crash. Có ý kiến cho rằng phòng thủ tốt tránh được những đợt điều chỉnh/crash đó thì return sau đó tăng rất mạnh. Thêm nữa, nếu không tránh được mà vẫn nắm giữ cổ phiếu trong những đợt sụt giảm thì sẽ bị lỗ, sau đó phải tăng NAV tương đối mới về như cũ. Ngoài ra, sau những đợt giảm như vậy, định giá thị trường tốt hơn, sẽ có cơ hội lựa chọn cổ phiếu tốt hơn, đấy là trong TH tránh được, giảm tỷ trọng cổ phiếu, tăng tỷ trọng tiền mặt để nắm bắt cơ hội.
Xin BBT chia sẻ về phương pháp quản trị rủi ro của BBT đối với thị trường bear market như thế này? Dẫu biết việc dự báo thị trường ngày mai như thế nào là nonsense, tuy nhiên không biết BBT dựa vào kinh nghiệm có chủ động tránh những cú crash để tái cơ cấu portfolio hay là vẫn nên nắm giữ với quan điểm sau thời gian thị trường sẽ nhìn nhận đúng giá trị của cổ phiếu? Trong TH những đợt điều chỉnh 15-20% và những đợt mạnh hơn/crash liệu ứng xử của BBT có khác nhau không?
Trong tương lai những cú crash 40-50% là hoàn toàn có thể xảy ra, vậy nên ứng xử như thế nào để chuẩn bị trong những TH như thế, nói cách khác ta nên phòng thủ như thế nào?
2. Lại bàn về machine learning với việc dự báo các cú crash của thị trường. Gần đây mình có đọc được việc áp dụng xây dựng mô hình để dự báo các cú crash của thị trường, test với số liệu S&P 500 với độ chính xác lên đến trên 95% với thời gian dự báo từ 3 tháng trở lên.
Link bài viết https://towardsdatascience.com/predicting-stock-market-crashes-with-statistical-machine-learning-techniques-and-neural-networks-bb66bc3e3ccd
Thêm nữa, mình được biết hiện nay đã có đơn vị tại thị trường VN tuyên bố họ đã xây dựng và hoàn thiện mô hình để tránh những cú sụp đổ và thực tế là họ đã giữ vững tỉ suất lợi nhuận trước đợt điều chỉnh 20% vừa qua với việc hạ tỉ trọng cổ phiếu về rất thấp, gần như full cash.
Việc nhà đầu tư cá nhân thực hiện việc dự báo như thế này liệu có khả thi không hay là mission impossible khi so sánh với tổ chức, và làm thế nào để chuẩn bị cho những cú crash? BBT có ý kiến như thế nào về việc dự báo các cú crash của thị trường bằng cách định lượng có vẻ rất thuyết phục với số liệu chứ không phải định tính hay dùng phương pháp chuyên gia như thế này hay BBT vẫn trung thành với bộ checklist 5 yếu tố để xác định một thị trường bong bóng?
Cám ơn BBT.

1 comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chúng tôi xin copy lại câu trả lời như trong mục Q&A kỳ 57, T4/2022 vừa qua, rất mong độc giả thứ lỗi vì trả lời muộn:

    ” Hai câu hỏi nầy giống nhau nên chúng tôi sẽ trả lời luôn một chỗ. Thị trường sụt giảm đợt vừa qua chúng ta thấy đáng sợ quá nên muốn tránh phải không nào? Suỵt, để chúng tôi chia sẻ bí mật tốt nhất để chúng ta không bao giờ phải thấy cảnh cổ phiếu giảm giá là: Đừng đầu tư! (Cười)
    – Chúng tôi đùa đấy, nếu không đầu tư, anh sẽ lỗ một cái vô hình còn lớn hơn: đó chính là tiềm năng lãi kép hàng thập kỷ tới, càng chần chừ hoặc bắt đầu càng trễ thì càng tiếc nuối. Mặt khác, câu đùa của chúng tôi cũng hàm ý rằng bụng dạ anh phải chịu được biến động của Mr. Market. Anh nghĩ rằng bụng dạ huyền thoại như ngài Buffett không phải chịu giảm giá sao? Năm 1969, ông giải thể quỹ, nhưng vẫn nắm giữ Berkshire Hathaway, dù cho cty giá rẻ, nó vẫn âm tiếp -50% chán chường đến tận 1974. Rồi 2008 cũng thế, ông “bắt đáy” sớm quá, hình như -50% ông đã mua, nên lúc cp âm tiếp -80% nữa thành -90% thì ông mới tá hỏa (cuời lớn). Nhưng cuối cùng, ông chốt một câu rằng hồi 13 tuổi ông mua cổ phiếu lúc Dow Jones 90-100 điểm gì đấy, nhưng bây giờ nó đã >30,000 điểm rồi! Về dài hạn, TTCK và những doanh nghiệp vững mạnh luôn đi lên (*)
    – Như vậy, câu hỏi nên được đặt ra là: “Làm thế nào để tận dụng được những cú crash của TTCK?”, chứ không phải tránh nó. Hầu hết mọi người ghét thị trường gấu vì họ không còn tiền để gia tăng sở hữu, hoặc đòn bẩy (leveraged) đến mức tán gia bại sản. Như vậy: (1) Bài học đầu tiên là đừng bao giờ đòn bẩy nghiện ngập dopamine/serotonin – tấm gương Jesse Livermore, Rick Guerin ở đó nhiều rồi. Nhiều người thấy chúng tôi share cuộc đời bi kịch của Livermore, xong phì cười chê lão nầy “gà” này nọ, mà họ không biết rằng Livermore từng short TTCK Mỹ năm 1929 kiếm 100 triệu USD trong một ngày – tức lời ~1 tỷ USD ngày nay đấy, không hề là nhà đầu cơ hạng “gà” đâu (2) Theo đó, khi TTCK quá điên rồ, chúng ta nên dành ra dư địa tiền mặt trong danh mục để tận dụng cơ hội gia tăng ở những DN tuyệt vời, giá rẻ mà chúng ta hiểu rõ (3) Còn nếu chúng ta đã mua 100% cổ phiếu mà nó vẫn giảm nữa, thì không có gì tốt bằng khoản tiền tiết kiệm mỗi tháng từ lương bổng, dòng tiền kinh doanh, cổ tức để ta mua vào tiếp DN tốt, giá rẻ đều đặn. Đến đây thì lại bàn câu chuyện lối sống tiết kiệm như quyển Millionaire Next Door trên: nhiều người nói chúng tôi dạy đời, viết bài học cuộc sống vớ vẩn, nhưng đến lúc khủng hoảng như hiện nay ta mới thấy bài toán 1 – “tiết kiệm hạt về gieo” – quan trọng chừng nào.
    – Còn timing bán hết giữ 100% tiền mặt rồi bắt ngay đáy nếu anh tự tin mình làm được bền vững thì quá tuyệt vời. Chúng tôi thì tự ti về khả năng timing đó nên học ngài Buffett nắm giữ những DN tốt, giá rẻ ít nhất 75%-80% danh mục (thư AGM 2022 dưới), kinh doanh ra dòng tiền, sống tiết kiệm và mua thêm nếu nó rẻ hơn trong bear market, và nắm giữ hưởng lợi dài hạn (*)”

    S.A.F.E

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!