Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp – The Golden Newsletter Vietnam
1 reply
19/12/2019

Chào SAFE team,

Gần đây, có hiện tượng các CTCK/TCTD mua trái phiếu doanh nghiệp lô sỉ (hay lô lớn), sau đó chia nhỏ và chào bán lại cho các nhà đầu tư cá nhân. Một số tổ chức (CTCK/TCTD) cam kết bằng hợp đồng sẽ mua lại trái phiếu trước khi nó đáo hạn hay theo thời gian cam kết trong hợp đồng (vd: 1 hoặc 2 năm tùy trường hợp). Với các trường hợp này, rủi ro mất khả năng thanh toán sẽ chuyển từ doanh nghiệp phát hành trái phiếu sang cho các CTCK/TCTD đó. Quan điểm của SAFE team về nhận định này như thế nào?

Chúc BBT luôn vui vẻ và hạnh phúc!

Hoàng Ngọc Quân

1 comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Vâng cám ơn câu hỏi rất hay của anh Quân,

    – Chính chúng tôi chứng kiến thực trạng đang lan rộng nầy, phải thốt lên trong ấn phẩm 29, ấn phẩm Singapore vừa qua rằng: “Nhìn các NĐT cá nhân gần đây đổ xô đi mua trái phiếu DN trong khi chưa hề có kiến thức đầu tư chứng khoán nợ (debt securities), thậm chí còn chưa đọc tới BCTC của đơn vị phát hành, chúng tôi thực sự lo ngại thay cho họ! Trái phiếu DN có lợi suất cao (junk bond) là một loại chứng khoán rất rủi ro (tỷ lệ “default rate” – tức khất nợ – trung bình lên đến >50% với hạng tín nhiệm từ B- trở xuống). Trong các loại nợ vay theo luật doanh nghiệp, các loại nợ cao cấp (senior debt) như vay ngân hàng, vay trái phiếu có TS đảm bảo sẽ được ưu tiên trả đầu tiên, sau đó đến các nợ vay thứ cấp (subordinated debt) như trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu vĩnh cửu, trái phiếu không có tài sản đảm bảo, thứ ba đến các loại vốn cấp 1 (tier-1 capital, mezzanine capital) như cổ phiếu ưu đãi, chứng khoán chuyển đổi khác mà chỉ cao hơn 1 bậc so với cổ phiếu thường. Như vậy, nếu như công ty có khả năng chi trả lãi quá kém, hoặc tình hình vĩ mô không thuận lợi để họ phát hành đảo nợ (refinancing), tức “lấy người sau trả người trước”, những trái chủ thứ cấp hoặc người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi sẽ mất toàn bộ vốn liếng của mình bởi vì công ty thậm chí còn không đủ tiền trả cho “senior debt holders” – như case kinh điển Hyflux Ltd. phía trên trong một ngành tiện ích cộng đồng tưởng chừng như an toàn vậy!”

    – Về bản chất, rủi ro khất nợ của trái phiếu (credit default risk) thuộc về tổ chức phát hành, do đó cam kết mua lại của các CTCK chỉ là “bàn đệm” để anh yên tâm hơn thôi anh à. Nghiệp vụ anh nói thực ra là giao dịch repo (cam kết mua lại chứng khoán cầm cố), song nếu trái phiếu đó vô giá trị, họ chẳng có lý do gì phải mua lại (không hề sai luật anh nhé, chúng tôi tin rằng trong hợp đồng đã ghi rõ điều khoản nầy), và anh sẽ nắm giữ lượng trái phiếu thế chấp đó trong “vô vọng”…

    – Vì vậy, trái phiếu doanh nghiệp (corporate bond) bản thân nó không hề an toàn hơn cổ phiếu, mà tùy thuộc vào từng trường hợp. Nhiều NĐT tổ chức chuyên nghiệp còn phải e ngại trái phiếu DN nếu như trong quá trình kiểm định (DD – due diligence) họ phát hiện thấy các vấn đề hoặc độ tín nhiệm của TCPH thấp. Ở VN chúng ta Luật Chứng khoán chưa bắt buộc các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải công bố báo cáo kiểm toán và xếp hạng tín nhiệm bởi các cơ quan độc lập. Do đó, các NĐT cá nhân cần nghiên cứu kĩ mô hình kinh doanh của TCPH, tỷ lệ đòn bẩy, trái phiếu mình thuộc bậc nợ nào (senior, subordinated, mezzanine debt?), tài sản đảm bảo ra sao, khả năng thanh toán lãi vay của TCPH (interest coverage), nhận diện các thủ thuật kế toán nếu có và uy tín của ban lãnh đạo. Vì lẽ nầy, khi quan sát thấy nhiều NĐT cá nhân mua trái phiếu mà chưa hề đọc 1 chữ nào trong BCTC khiến chúng tôi thực sự lo sợ…

    Hi vọng chúng tôi trả lời sơ vậy anh đã rõ rồi. Chúc anh một mùa Giáng sinh an lành và năm mới thành công anh nhé!
    S.A.F.E

Ấn phẩm 78 sắp phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!