Siêu Lạm Phát Sau Dịch Covid19 – The Golden Newsletter Vietnam
2 replies
10/09/2020

Chào BBT,
Tôi muốn hỏi thời gian 2-3 năm tới việc các ngân hàng nhà nước đang in tiền ồ ạt để hỗ trợ nền kinh tế nhưng nó làm cho tiền quá nhiều dẫn mọi thứ đã tăng nay còn siêu tăng.
Vậy liệu có xảy ra nguồn tiền lại chảy vào BSĐ?
Và tôi muốn hỏi vậy biện pháp cho những nhà đầu tư vốn ý và thiếu kinh nghiệm cần làm gì để tránh những cơn bão tiền tệ sẽ ập đến?
Trân trọng,
Huy

2 comments

Leave a Reply to Bang Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chào anh Huy,

    Xét trên tổng thể cả thế giới thì tôi nghĩ mỗi quốc gia sẽ rơi vào một tình cảnh khác nhau. Còn tại VN thì theo tôi việc siêu lạm phát sẽ khó xảy ra vì:
    – Về cung tiền: NN ta ko hề in thêm tiền mà chỉ lấy dự trữ ra để bơm vào nền kinh tế thông qua thúc đẩy đầu tư công và hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt. Lượng cung này thực ra đã kẹt trong kho từ 2-3 năm nay do các Bộ ngành, địa phương quá chậm giải ngân nên đây ko phải cung tiền mới, và việc đẩy lượng tiền này ra nền kinh tế để lưu hành cũng chưa có cải thiện mấy khi 9 tháng mới chỉ đạt 47% KH (cùng kỳ 2019 đạt 41%), chưa kể đầu tư công vốn cũng chỉ chiếm một phần nhỏ trong động lực tăng trưởng 1-2 thập kỷ qua
    – Về cầu tiền: Nhu cầu nắm giữ tiền mặt rất cao và thực tế vẫn đang tăng do chưa ai biết chắc khi nào hết dịch, biểu thị qua lượng tiền gửi vẫn nhích đều lên từng tháng trong 2020 dù lãi suất huy động/qua đêm đều giảm mạnh liên tục và kể cả trong khi CP đang kêu gọi người dân tiêu tiền. Chính nhu cầu và thói quen găm giữ tiền gửi như vậy cũng dẫn tới lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế ko tăng đủ để gây ra một cuộc siêu lạm phát
    – Về cung hàng hóa: Do CP nhìn nhận ra là ko đc phép ngưng lao động sản xuất nên nhu yếu phẩm ko rơi vào tình trạng cạn kiệt diện rộng nên ko làm lạm phát phi mã. Các hàng hóa ko phải nhu yếu phẩm đang rơi vào tình trịnh thừa mứa (biểu thị qua việc đóng cửa hàng loạt của các cửa hàng kinh doanh sản phẩm dịch vụ trung-cao cấp) cũng góp một phần kéo CPI xuống
    – Về cầu hàng hóa: Vì các nhu yếu phẩm thường có vòng đời ngắn nên tình trạng găm giữ đã ko còn mấy, do đó nhu cầu cho việc mua sắm nhu yếu phẩm ko biến động quá lớn. Ngoài ra giá dầu giảm mạnh cũng góp phần ko nhỏ kéo CPI xuống

    Vì những lý do trên, cá nhân tôi nghĩ là với đại đa số NĐT thì ta nên giữ tiền mặt hoặc các tài sản thanh khoản cao cho tới khi có thông tin chi tiết hơn về vaccine. Còn với các NĐT lớn có tiền mặt dồi dào, ko bận tâm sinh kế trong nhiều năm thì có thể là thời điểm tốt để đi mua tài sản khác chờ dịch lắng dần và qua đi. Quan trọng nhất là cân đối tài chính để ta ko đuối sức giữa dòng.
    Rất mong đón nhận ý kiến của anh.

  • Vâng cám ơn câu hỏi khá hay của anh Huy, anh Bằng ở trên đã trả lời hoàn toàn rồi, chúng tôi chỉ bổ sung đôi chút…

    Trước tiên, anh cần phân biệt rằng các NHTW và Chính phủ các Quốc gia thường sử dụng cả chính sách tiền tệ và tài khóa để giảm nhẹ tác động của khủng hoảng, ở đây bao gồm cả phương pháp trực tiếp như chi đầu tư công, giảm thuế, mua lại trái phiếu Chính phủ, mua lại trái phiếu doanh nghiệp, v.v và phương pháp gián tiếp thông qua hệ thống ngân hàng thương mại như giảm lãi suất tái cấp vốn, hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm quy định trích lập dự phòng nợ xấu, hoặc đầu tư vào cổ phần của các ngân hàng để cứu trợ khẩn cấp, v.v

    Những nhà đầu tư cá nhân không chuyên hoặc ít kiến thức về kinh tế vĩ mô sẽ dễ hiểu nhầm về mức ảnh hưởng trực tiếp/gián tiếp cũng như tác động ngắn hạn/dài hạn của các chính sách trên.

    – Hiểu lầm thứ nhất: họ nghĩ rằng hầu hết các chính sách tiền tệ là “bơm tiền”, sẽ tác động trực tiếp vào thị trường tài chính và nền kinh tế. Thật ra, phần lớn các chính sách tiền tệ (70%-80%) đều phải thông qua hệ thống ngân hàng, bởi vì hệ thống ngân hàng mang “số nhân tiền tệ” rất cao thông qua cơ chế tiết kiệm-tín dụng (ảnh hưởng đến cung tiền M2) có sức lan tỏa lớn đến nền kinh tế.

    Như vậy, để một chính sách tiền tệ hiệu quả, hệ thống ngân hàng phải lành mạnh, không thiên vị, không lợi ích nhóm/phi đạo đức và ban lãnh đạo phải có tư duy đi ngược đám đông: tức cẩn trọng khi thịnh vượng và quyết liệt khi khủng hoảng. Song theo chúng tôi nhận thấy suốt 20 năm qua thì ban lãnh đạo các ngân hàng đều đi ngược tư duy này, dẫn đến vốn vay thường dư thừa cho các lĩnh vực đầu cơ trong thời kỳ thịnh vượng và thắt chặt trong giai đoạn khó khăn như hiện tại, anh có thể thấy qua con số tăng trưởng tín dụng 8 tháng đầu năm. Vì vậy khi nguồn cung tín dụng bị thắt chặt, cộng với lượng tiền lưu thông cũng suy giảm (như anh Bang đã phân tích) thì khó mà lạm phát có thể xảy ra mạnh mẽ như giai đoạn 2010-2011 được.

    – Hiểu lầm thứ hai: các nhà đầu cơ và những tay thao túng thường dùng motto “Don’t fight the FED”, sau đó đẩy giá các tài sản tài chính như chứng khoán, bất động sản lên theo chính sách tiền tệ của NHTW ngay lập tức vài ngày, vài tuần sau đó lên hàng chục, thậm chí hàng trăm %, ấy vậy mà nhiều cá nhân “khờ dại” cũng lao theo một cách khó hiểu…

    Họ không hiểu rằng một chính sách tiền tệ hiệu quả, góp phần tăng cung tiền M2 và lan tỏa ra toàn nền kinh tế, dẫn đến các doanh nghiệp ngày càng có giá trị thực cao hơn, cũng như nhu cầu sử dụng BĐS cao hơn, qua đó gián tiếp tác động đến giá trị các tài sản trên dài lâu, cần một quá trình không hề ngắn hạn vài tuần, vài tháng, mà ít nhất 5-10 năm để phản ánh! Anh thấy nhiều bài báo thường xuyên mô tả mức tăng hàng chục lần của đất đai hay cổ phiếu tốt, nhưng họ ít nói rằng quá trình đó kéo dài 20-30 năm thậm chí kể từ thập niên 1990s. Vì vậy, anh cần giữ tầm nhìn thực sự dài hạn và tránh mua đuổi “FOMO” theo những con sóng ngắn hạn được tạo ra bởi những nhà đầu cơ thiểu hiểu biết và những tay thao túng ranh ma.

    Ở ấn phẩm kỳ 27, chúng tôi đã phân tích sơ về lịch sử các cuộc chiến tranh tiền tệ và bài học cho NĐT giá trị chúng ta, anh có thể tham khảo lại để hiểu sâu hơn nhé: https://newslettervietnam.com/an-pham-dau-tu-gia-tri-27/

    Hi vọng chúng tôi giải thích sơ thêm vậy anh đã rõ rồi. Chúc anh một tuần làm việc thành công!
    S.A.F.E team

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!