Về việc chia tách cổ phiếu, có khá nhiều lý do khác nhau khiến một người lãnh đạo muốn thực hiện chuyện này (bạn nên lưu ý rằng họ phải trình ra đại hội cổ đông rồi mới thực hiện, nên không thể nói là ý chí hoàn toàn chủ quan được). Trên kinh nghiệm và quan sát của chúng tôi, có một vài lợi ích như sau:
– Tăng thanh khoản cho cổ phiếu.
– Vốn điều lệ lớn, tạo cảm giác tâm lý quy mô lớn hơn, dễ trong công việc hợp tác hơn chẳng hạn.
– Thị giá công ty quá cao, chia tách sẽ tạo cảm giác tâm lý giá thấp hơn, góp phần tăng thanh khoản (như trên).
– Chia tách/cổ tức bằng cổ phiếu mà kết hợp với tiền mặt đều đặn, thì là một dấu hiệu rất tốt. Điều này chứng tỏ công ty chi trả cổ tức tiền mặt tăng trưởng qua nhiều năm, vừa thể hiện khả năng tạo tiền (cash flow generation) tốt của công ty, vừa thể hiện thái độ hành động vì cổ đông của ban lãnh đạo.
Còn về việc nhiều công ty không chi trả cổ tức bằng tiền mặt, mà lại chỉ chia cổ phiếu qua nhiều năm, vậy thì bản chất là gì? Mời bạn đọc bài này để hiểu hơn nhé: https://newslettervietnam.com/chia-co-tuc-bang-co-phieu/
Cám ơn câu hỏi thú vị của bạn và chúc bạn thành công trên con đường đầu tư của mình!
S.A.F.E team
“Vốn điều lệ lớn, tạo cảm giác tâm lý quy mô lớn hơn, dễ trong công việc hợp tác hơn chẳng hạn”. Tại sao ko nhìn vào toàn bộ vốn chủ sở hữu mà lại chỉ nhìn vốn điều lệ ad nhỉ? Cảm ơn ad
Bạn nói đúng lắm. Thực ra thì nhìn vào doanh thu, lợi nhuận và vốn chủ sở hữu là sát với bản chất kinh doanh nhất.
Tuy nhiên không phải ai cũng được tiếp cận với báo cáo tài chính của công ty, ngoài ra các giấy tờ về mặt thủ tục pháp lý ở Việt Nam thường chú trọng/xếp loại các doanh nghiệp bằng vốn điều lệ, nên chuyện này thường được quan tâm hơn ở các nước phát triển như Hoa Kỳ. Nên chuyện vốn điều lệ cao này chỉ có ý nghĩa danh lợi là phần nhiều.
Dù sao đó chỉ là một nhân tố nhỏ làm động cơ cho các ban lãnh đạo tăng vốn thôi, chúng tôi nghĩ vậy.
Cảm ơn ad. Team cho hỏi thêm là hiện tại team có dùng công cụ lọc cổ phiếu của bên nào ko ạ?
Chúng tôi thường dùng của Bloomberg bạn à.
Song, nếu không có điều kiện, chúng tôi thấy nhà đầu tư cá nhân chúng ta có thể sử dụng bộ lọc cổ phiếu của các CTCK (VNDirect chẳng hạn) hay của báo chí dùng cũng khá ổn.
Chúng tôi nghĩ rằng việc lọc cổ phiếu bằng bộ lọc chỉ là bước đầu, việc nghiên cứu sâu hơn bằng bộ tiêu chí 4M để quyết định đầu tư là quan trọng hơn cả.
S.A.F.E team
Mình xin bổ sung 1 lợi ích của tăng vốn điều lệ.
Đó là việc dễ dàng sử dụng nguồn vốn từ lợi nhuận chưa phân phối. Tức là chuyển từ mục LNCPP sang vốn điều lệ. Mình có hỏi 1 vị lãnh đạo công ty. Bác ấy cho biết nếu LNCPP quá cao trong nhiều năm thì bên kiểm toán sẽ thắc mắc làm khó, thậm chí dễ bị truy thu nếu có sở hữu của nhà nước trong công ty.
Chào bạn, mong được biết quý danh của bạn
Về việc chia tách cổ phiếu, có khá nhiều lý do khác nhau khiến một người lãnh đạo muốn thực hiện chuyện này (bạn nên lưu ý rằng họ phải trình ra đại hội cổ đông rồi mới thực hiện, nên không thể nói là ý chí hoàn toàn chủ quan được). Trên kinh nghiệm và quan sát của chúng tôi, có một vài lợi ích như sau:
– Tăng thanh khoản cho cổ phiếu.
– Vốn điều lệ lớn, tạo cảm giác tâm lý quy mô lớn hơn, dễ trong công việc hợp tác hơn chẳng hạn.
– Thị giá công ty quá cao, chia tách sẽ tạo cảm giác tâm lý giá thấp hơn, góp phần tăng thanh khoản (như trên).
– Chia tách/cổ tức bằng cổ phiếu mà kết hợp với tiền mặt đều đặn, thì là một dấu hiệu rất tốt. Điều này chứng tỏ công ty chi trả cổ tức tiền mặt tăng trưởng qua nhiều năm, vừa thể hiện khả năng tạo tiền (cash flow generation) tốt của công ty, vừa thể hiện thái độ hành động vì cổ đông của ban lãnh đạo.
Còn về việc nhiều công ty không chi trả cổ tức bằng tiền mặt, mà lại chỉ chia cổ phiếu qua nhiều năm, vậy thì bản chất là gì? Mời bạn đọc bài này để hiểu hơn nhé: https://newslettervietnam.com/chia-co-tuc-bang-co-phieu/
Cám ơn câu hỏi thú vị của bạn và chúc bạn thành công trên con đường đầu tư của mình!
S.A.F.E team
“Vốn điều lệ lớn, tạo cảm giác tâm lý quy mô lớn hơn, dễ trong công việc hợp tác hơn chẳng hạn”. Tại sao ko nhìn vào toàn bộ vốn chủ sở hữu mà lại chỉ nhìn vốn điều lệ ad nhỉ? Cảm ơn ad
Bạn nói đúng lắm. Thực ra thì nhìn vào doanh thu, lợi nhuận và vốn chủ sở hữu là sát với bản chất kinh doanh nhất.
Tuy nhiên không phải ai cũng được tiếp cận với báo cáo tài chính của công ty, ngoài ra các giấy tờ về mặt thủ tục pháp lý ở Việt Nam thường chú trọng/xếp loại các doanh nghiệp bằng vốn điều lệ, nên chuyện này thường được quan tâm hơn ở các nước phát triển như Hoa Kỳ. Nên chuyện vốn điều lệ cao này chỉ có ý nghĩa danh lợi là phần nhiều.
Dù sao đó chỉ là một nhân tố nhỏ làm động cơ cho các ban lãnh đạo tăng vốn thôi, chúng tôi nghĩ vậy.
Cảm ơn ad. Team cho hỏi thêm là hiện tại team có dùng công cụ lọc cổ phiếu của bên nào ko ạ?
Chúng tôi thường dùng của Bloomberg bạn à.
Song, nếu không có điều kiện, chúng tôi thấy nhà đầu tư cá nhân chúng ta có thể sử dụng bộ lọc cổ phiếu của các CTCK (VNDirect chẳng hạn) hay của báo chí dùng cũng khá ổn.
Chúng tôi nghĩ rằng việc lọc cổ phiếu bằng bộ lọc chỉ là bước đầu, việc nghiên cứu sâu hơn bằng bộ tiêu chí 4M để quyết định đầu tư là quan trọng hơn cả.
S.A.F.E team
Mình xin bổ sung 1 lợi ích của tăng vốn điều lệ.
Đó là việc dễ dàng sử dụng nguồn vốn từ lợi nhuận chưa phân phối. Tức là chuyển từ mục LNCPP sang vốn điều lệ. Mình có hỏi 1 vị lãnh đạo công ty. Bác ấy cho biết nếu LNCPP quá cao trong nhiều năm thì bên kiểm toán sẽ thắc mắc làm khó, thậm chí dễ bị truy thu nếu có sở hữu của nhà nước trong công ty.