thắc mắc về cổ phiếu CNG – The Golden Newsletter Vietnam
1 reply
23/07/2018

Chào S.A.F.E team. mình nghiên cứu cổ phiếu CNG có 1 điểm mình rất thắc mắc nên nhờ safe team giải thích giúp. CNG là một công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất khí thiên nhiên nén CNG, khí thiên nhiên hóa long LNG và khí dầu hỏa hóa longr LPG. sản phẩm cốt lõi hiện nay của công ty là khí thiên nhiên nén. Mình có đọc các bài báo cáo thường niên, báo cáo phân tích cũng như báo cáo tài chính của công ty thì mình thấy có 1 đặc điểm là khi giá dầu mỏ lên cao hay xuống thấp công ty đều kêu khó khan và ghi đó là nguyên nhân khiến doanh thu sụt giảm. Như 1 báo cáo phân tích tháng 12/2017 về CNG, công ty phân tích cho rang giá dầu sụt giảm khiến cho doanh thu của công ty sụt giảm. Tuy nhiên, trong giải trình báo cáo quý 1 năm 2018 nguyên nhân khiến doanh thu sụt giảm, công ty lại nêu là do giá dầu lên cao???? trong báo cáo thường niên thì hiện tại công ty đã thả nổi giá bán khí theo giá dầu trên thị trường nên mình không hiêu tại sao cả giá dầu xuống thấp và lên cao đều khiến doanh thu công ty sụt giảm. Safe team có thể vui lòng giải thích giùm mình được không. xin chân thành cảm ơn.

1 comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chào anh, mong được biết quý danh của anh.

    Thật sự chúng tôi không theo sát CNG, song trước đây may chúng tôi cũng có nghiên cứu qua, nên hôm nay xin trả lời anh dựa trên kiến thức hữu hạn của mình như sau:
    (1) Anh hỏi tại sao giá dầu giảm lại ảnh hưởng đến doanh thu CNG?
    Chúng tôi nghĩ đối với các doanh nghiệp ngành năng lượng, xăng dầu – có giá bán biến động từng ngày – việc nhìn doanh thu sẽ không cho ra kết quả hợp lý. Khoản mục cần tập trung là lợi nhuận gộp và lợi nhuận thuần của công ty.

    Nếu anh nhìn lại, 4 năm qua lợi nhuận gộp của CNG gần như không thay đổi mà chỉ đi ngang. Cho đến Q2-2018 này, lãi gộp của CNG thậm chí sụt giảm mạnh so với cùng kỳ, mà điều này cũng lại do giá dầu. Bởi vì chi phí vận chuyển bằng xe bồn của khí khô như khí nén CNG rất cao (gấp từ 2-3 lần so với vận chuyển khí hóa lỏng, phần lớn vì khí hóa lỏng cô đặc được khối lượng khí lớn hơn), nên giá dầu tăng sẽ làm gia tăng chi phí vận chuyển, từ đó làm giảm biên lợi nhuận của công ty.

    (2) Trường hợp ngược lại, CNG lại bị mắc một cái là: khi giá dầu giảm, giá bán của CNG sẽ giảm theo trong khi chi phí giảm không đáng kể như chúng tôi đã giải thích ở phía trên về chi phí logistics và quản lý doanh nghiệp. Điều này cũng sẽ làm biên lợi nhuận gộp (gross margin) giảm. Anh thử nghĩ trong trường hợp bình thường: doanh thu CNG 5 đồng, trong khi chi phí là 4 đồng, LN gộp là 1 đồng. Khi giá bán CNG giảm 10%, doanh thu CNG giảm còn 4.5 đồng, giả sử chi phí cũng giảm 10% còn 3.6 đồng, dẫn đến LN gộp trường hợp này còn 0.9 đồng – vẫn giảm 10% dù tưởng chừng như có ít sự thay đổi.

    Vì vậy, mấu chốt để CNG tăng trưởng phải là giá dầu ổn định, và công ty có thể tăng sản lượng khí tiêu thụ. Mà điều này thì CNG chưa làm được thật sự tốt khi nhiều năm qua sản lượng tăng trưởng rất hạn chế so với tiềm năng của công ty.

    (3) Lời cuối, ngoài hai ý trên, có 2 điểm trừ chúng tôi không thích ở CNG như một khoản đầu tư dài hạn:
    – Công ty phụ thuộc lớn vào khách hàng công nghiệp sản xuất và FDI, vốn mang tính chu kỳ, chịu rủi ro vĩ mô rất lớn.
    – Trong 3-4 năm tới, lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ nhập về Việt Nam với khối lượng lớn, có nguy cơ “khai tử” dòng khí CNG có giá vận chuyển đắt đỏ hơn.

    Đây chỉ là nhận định dựa trên kiến thức hữu hạn của chúng tôi, nếu anh là cổ đông của CNG, anh có thể gọi điện cho ban lãnh đạo – những người am hiểu ngành nhất – để hiểu rõ hơn. Chúc anh luôn lí trí trên con đường đầu tư của mình!
    S.A.F.E team

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!