Tiền ròng – The Golden Newsletter Vietnam
6 replies
20/06/2019

Chào BBT, ở ấn phẩm tháng 4 trong bài phân tích NDN, đoạn MOS, BBT có nói mức vốn hóa 600 tỷ hiện tại đã phản ánh lượng tiền mặt ròng/cp. mình không hiểu lắm, cái này tính thế nào nhỉ. tiền mặt ròng/cp là lấy tiền mặt ở phần lưu chuyển tiền tệ hay là tiền ở phần đầu bảng cân đối kế toán, mà mình thử lấy chia xong thì vẫn chưa hiểu nó có ý nghĩa thế nào, phản ánh cái gì?

6 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Vâng thưa anh:

    (1) Tiền mặt ròng = Tiền & các khoản tương đương (tiền gửi NH, trái phiếu có độ an toàn cao, cổ phiếu uy tín có thanh khoản cao) – Toàn bộ nợ vay ngắn & dài hạn

    (2) Tiền mặt ròng thực ra được chú trọng đầu tiên bởi ngài Graham, cha đẻ của triết lý đầu tư giá trị. Logic của ông cho rằng nếu một DN được bán với giá thấp hơn cả tiền mặt ròng (hay vốn lưu động ròng), thì coi như nhà đầu tư được “cho không” toàn bộ bất động sản, nhà xưởng, thương hiệu, triển vọng tương lai của công ty đó, trong trường hợp công ty đó vẫn phát triển trong tương lai – cốt để nói rằng công ty đó đang được định giá rẻ mạt.

    Hi vọng chúng tôi giải thích sơ vậy anh đã rõ rồi. Chúc anh cuối tuần vui vẻ anh nhé!
    S.A.F.E team

    • Hi anh, nhân tiện cũng đoạn này em muốn hỏi, cũng ở đoạn NDN đó, anh trừ đi khoảng 500 tỷ chi phí hoàn tất dự án. vậy có nghĩa là tiền mặt ròng khoảng 1000 tỷ mình đem trừ đi thêm 500 tỷ nữa hả anh?
      vậy là NDN đang có 47tr cp thì lấy 500 tỷ / 47 tr tính ra tiền ròng / cp chỉ còn 10k.

        • hi bạn
          Theo tôi nghĩ thì như thế này, Lý thuyết là: “Tiền- Tổng nợ)= tiền mặt ròng. Tiền mặt dòng này > vốn hóa thì coi như là có thể mua được rồi.
          Thực tế: Phân tích là nó rẻ hay đắt để mua thì xem xem Tiền mặt dòng đó nó hiện tại nó vậy nhưng có tăng tiếp lên hay giảm đi. Ở thời điểm hiện tại thì Ok nhưng ví dụ trong vòng 1 năm tới do phải phát triển tiếp dự án, phải chi thêm 500 tỷ để hoàn thiện dự án chung cư để mà trả nhà cho khách, mà tiền thu thêm thì không có hoặc không đáng kể vì Khách hàng đã trả trước rồi thì thực tế tiền mặt dòng trong tương lai là có thể sẽ giảm đi, vậy thị chưa chắc đã rẻ.
          Vậy nên 1000 tỷ tiền hiện có – nợ phải trả – 500 tỷ xây dựng hoàn thiện trả nhà cho khách + dự thu thêm được khi bàn giao nhà = vốn hóa hiện tại, chốt là cũng bình thường, không phải món hời, đó là cách tính sơ sơ, không biết có phải không Safe nhỉ?

        • nếu định giá trên hiệu quả mình thấy trên sàn có 1 số mã định giá rất thấp như: TTT có lượng tiền và tương đương tiến khoảng 360ty -41ty nợ = 320ty nhưng vốn hóa hiện tại 233ty chưa kể nắm giữ 51% công ty con TCT tương ửng 380ty mà trong BCTC chỉ ghi nhận chưa đến 25ty. liệu đây có được coi là khoản hời theo định giá trên không?

      • @Trần Bình Minh: Vâng anh Thang trên đã trả lời hoàn toàn rồi đấy anh à. Ý chúng tôi qua đoạn văn đó rằng lượng tiền mặt ròng (net cash per share) nên được đánh giá tương quan với các yếu tố khác như dòng tiền chi ra trong tương lai, rủi ro quản trị, v.v chứ không chỉ nhìn ở thời điểm hiện tại và ta đầu tư bất chấp mọi mức giá là vô cùng rủi ro.

        Đó là lý do trong một ấn phẩm cũ năm 2018 (hình như là ấn phẩm VII thì phải) chúng tôi từng bàn về sai lầm của chúng tôi thuở sơ khai khi theo đuổi chiến lược “net working capital bargains” của ngài Graham mà không đánh giá tương quan các yếu tố khác như triển vọng dòng tiền tương lai, rủi ro quản trị.

        Dù sao đi nữa bài phân tích NDN đó chỉ là quan điểm cá nhân của chúng tôi, nếu anh có góc nhìn độc lập và sắc bén hơn thì rất mong được chia sẻ.

        @LT Văn: TTT trước đây có một độc giả hỏi và chúng tôi cũng từng trả lời trong topic nầy anh à: https://newslettervietnam.com/discussion-topics/xin-y-kien-tieu-cuc-khi-dau-tu-vao-co-phieu-ttt/. Nhìn chung TCT & TTT có lợi thế cạnh tranh độc quyền (moat) rất tốt, song chúng tôi lo ngại việc thoái vốn của UBND tỉnh Tây Ninh vừa qua và thay mới bằng một nhóm cổ đông khác mà ta chưa rõ động cơ của họ là gì, một sự rủi (uncertainty) rất quan trọng đến mô hình kinh doanh của công ty. Vì lẽ nầy có lẽ ta cần phải nghiên cứu sâu hơn bên ngoài các con số trên BCTC, đồng thời cần chờ đợi thời gian trả lời xem sao…

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!