Trao đổi về việc mua cổ phiếu quỹ – The Golden Newsletter Vietnam
2 replies
18/01/2019

Gửi BBT,

Mong BBT cho ý kiến về việc mua cổ phiếu quỹ của các công ty niêm yết. Đánh giá như thế nào để biết được hành động này là vì cổ đông? hay vì lợi ích nhóm liên quan ban lãnh đạo?
– Thời điểm mua vào thế nào là hợp lý?
– Khối lượng mua vào: So với tỉ lệ tiền mặt nên là bao nhiêu là hợp lý?

Gần đây, các công ty được cho là cơ bản như CTD, VCS cũng có các hoạt động này khiến tôi khá băn khoăn.

Mong nhận được câu trả lời của BBT,

Hoàng Anh

2 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Hi Hoàng Anh,
    Mình xin đưa ra 1 vài hiểu biết và nhận định của bản thân về việc mua cp quỹ của cty.

    – Về việc mua cp quỹ có tốt hay ko? -> Đây là 1 câu hỏi khó có câu trả lời chính xác dc, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như: nguồn tiền mua cp quỹ của cty đến từ đâu?; Trong 1 số trường hợp, cty ko có khả năng hay chiến lược phát triển thì theo như Buffett, việc trả lại tiền cho cổ đông luôn là lựa chọn hay nhất? (thông qua cổ tức hoặc mua cp quỹ), …

    – Thời điểm và khối lượng mua nào ntn là hợp lý? -> Đây là câu hỏi hay nhưng ko thể trả lời chính xác dc. Vì việc mua vào cp quỹ, ko nhất thiết phải mua vào định kỳ hoặc chỉ mua ở 1 thời điểm cụ thể. Nó còn tùy thuộc vào hiểu biết của ban lãnh đạo cty về giá trị nội tại của DN, và thời điểm tốt nhất là mua khi giá thị trường thấp hơn giá trị nội tại của DN. Chẳng hạn như 1 rule của Buffett khi mua cp quỹ là chỉ mua khi nào P/B 1.2; Vì sao?, vì Buffett hiểu rằng GTNT của Berkshire đã vượt xa giá trị sổ sách, nếu ở mức P/B 1.2 thì đó là mức giá hời để mua vào.

    Mình xin summary lại như sau:
    – Mua cp quỹ là 1 chiến thuật tốt để tăng giá trị cho cổ đông, đặc biệt là đối với những DN có nhiều tiền mặt dư thừa (Excess Cash) nhưng ít có triển vọng phát triển. Thay vì thực hiện những thương vụ M/A yếu kém thì tốt nhất là hãy áp dụng 1 chương trình mua cp quỹ dài hạn (Chương trình mua lại 100 tỷ USD cp quỹ của Apple).
    – Quan trọng trên hết, ban lãnh đạo phải chọn đúng thời điểm mua cp quỹ, chỉ mua vào khi giá hiện tại thấp hơn giá trị nội tại của DN.
    Còn lại, S.A.F.E team sẽ bổ sung và giải thích thêm cho bạn.

    Regards!

  • Chào anh, anh Lao Quốc Bửu đã trả lời hầu như hoàn toàn rồi. Chúng tôi chỉ bổ sung đôi chút.

    1> Thứ nhất mua lại cổ phiếu quỹ (stock buyback) có thể nhìn nhận tương tự như một chính sách cổ tức (dividend policy). Và vì nó là công cụ, nên nó tốt hay xấu phụ thuộc vào người sử dụng.

    2> Nếu một doanh nghiệp có dự trữ tiền mặt lớn hơn nhu cầu đầu tư hoặc M&A, họ có thể tránh thuế thu nhập cổ tức cho cổ đông bằng cách mua lại cổ phiếu, qua đó gián tiếp tăng EPS bằng cách giảm lượng cổ phiếu đang lưu hành lại. Điều này đặc biệt tốt nếu giá thị trường của doanh nghiệp đang thấp hơn giá trị thực một cách đáng kể.

    Ở Hoa Kỳ, có vô số các công ty công nghệ có vốn điều lệ rất thấp, thậm chí âm do hoạt động mua lại cổ phiếu này. Họ đã gia tăng giá trị cổ đông đáng kể, có thể kể đến một số công ty như Microsoft, Facebook, Google, Intel, Oracle, Cisco,…

    3> Ấy vậy mà ở Việt Nam, mỗi lần cổ đông nghe đến chương trình mua lại cổ phiếu quỹ ngay lúc cổ phiếu giảm giá mạnh, thì lại sợ bị ban lãnh đạo “lừa” như trời đánh vậy!

    Quả thực như chúng tôi đã giải thích ở phần trên, “stock buyback” chỉ là công cụ, điều quan trọng nằm ở người sử dụng. Họ hoàn toàn có thể công bố sẽ mua lại cổ phiếu, song không thực hiện, chẳng có gì sai luật cả (!) Họa chăng thứ họ mất duy nhất là uy tín, và thiệt hại thì thuộc về các cổ đông cả tin…

    Do đó, giải pháp cho NĐT cá nhân là ta phải đánh giá uy tín của ban lãnh đạo trước khi tin vào thông tin nầy – họ đã từng “nói một đằng làm một nẻo” bao giờ chưa? Ngoài ra, ta cần phải kiểm tra rằng liệu công ty có đủ nguồn tiền để thực hiện hay không?

    Lời cuối, chúng tôi tin rằng NĐT cá nhân chỉ có thể bảo vệ mình sơ như vậy, nhưng không đủ. Trách nhiệm phải nằm ở Luật chứng khoán và Ủy ban chứng khoán. Ta nhất thiết phải có chế tài, thậm chí Bộ Luật Hình Sự cho các hành vi thao túng giá chứng khoán qua các công bố không thực, tương tự như cách mà FBI, Ủy ban công tố viên và SEC của Hoa Kỳ phối hợp vậy! Chúng tôi hi vọng Quốc hội cần xem xét nghiêm túc độ nghiêm trọng của các hoạt động “fraud” trên TTCK Việt Nam hiện tại để rà soát nghiêm minh.

    Cám ơn anh một lần nữa và chúc anh thành công trên con đường đầu tư của mình!
    S.A.F.E team

Ấn phẩm 77 sắp phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!