Vấn đề cách hạch toán chi phí của các công ty Nhiệt điện – The Golden Newsletter Vietnam
2 replies
A TGN Subscriber
05/04/2024

Thưa S.A.F.E Team,

Có 1 điều tôi vẫn rất băn khoăn bao lâu nay mà chưa có câu trả lời nào đủ thuyết phục chính mình. Đó là về việc chúng ta đều biết các nhà máy nhiệt điện được hưởng một cơ chế đảm bảo an toàn trong kinh doanh bằng cách sự biến động trong chi phí nguyên vật liệu sẽ được cover hết trong giá bán điện. Suy luận cơ bản sẽ thấy điều này sẽ làm cho biên lợi nhuận của các nhà máy điện sẽ khá ổn định nhưng sự thật là khác khá xa như vậy, nhất là trong 2 năm vừa qua khi giá than tăng rất cao và ngay lập tức lợi nhuận của các nhà máy nhiệt điện tham sụt giảm ghê gớm. Trong các báo cáo giải trình chênh lệch lợi nhuận, ban lãnh đạo cũng thường xuyên dùng lý do cho việc giảm lợi nhuận là giá than tăng cao.

Vì vậy tôi rất mong S.A.F.E Team có thể giải thích rõ hơn về cách các cty nhiệt điện than đang hạch toán chi phí nguyên vật liệu trên BCKQKD như thế nào mà lại nên cơ sự đó?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

A TGN Subscriber

View all posts

2 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chào bạn, nhà máy nhiệt điện bán điện cho EVN với mức giá điện cố định đã được thoả thuận trước thì việc chi phí sản xuất (ví dụ như chi phí than) tăng thì dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng tới biên lợi nhuận của doanh nghiệp. Luận điểm “nhà máy điện được hưởng cơ chế chi phí nguyên vật liệu được cover hết trong giá bán điện” là không thực sự chính xác. Nếu được cover như vậy thì giá điện bán ra cho người dân cũng sẽ biến thiên theo dữ lắm chứ nhỉ?

  • Vâng cám ơn câu hỏi thú vị của anh, xin lỗi đã để anh đợi lâu…

    – Chúng tôi từng khuyên trong một ấn phẩm nào đó đối với các DN ngành điện, anh cần nhìn vào dòng tiền từ HĐKD (operating cash flows) nhiều hơn nhìn báo cáo doanh thu lợi nhuận (income statement) thông thường, vì các quy tắc hạch toán tương đối phức tạp của chúng. Dòng tiền cash flows giúp DN ngành điện trả nợ vay & cổ tức tiền mặt cho cổ đông, là tiền tươi – thóc thật (*)

    – Việc anh nói DN ngành Nhiệt điện thua lỗ hay âm dòng tiền gì đấy trong năm tài chính 2023 đã kiểm toán chúng tôi cũng không rõ anh nói case nào? Theo chúng tôi nhìn kỹ lại, cả 3 case HND QTP PPC đều có lợi nhuận sau thuế & dòng tiền rất tốt/khổng lồ dù giá than thermal coal tăng rất cao trong năm 2023 do chiến tranh Nga – Ukraine hoặc tương tự, đứt gãy chuỗi cung ứng, v.v Riêng case PPC tương đối kém hơn hai case còn lại do bị đình chỉ hoạt động về vấn đề môi trường và phải xử lý, anh đọc báo cáo kiểm toán nhấn mạnh có ghi rõ…

    – Về giá điện than EVN bao tiêu một phần chi phí than nguyên liệu, điều này là sự thật – link tham khảo: https://www.erav.vn/tin-tuc/t542/evn-dang-mua-dien-gia-bao-nhieu-.html, https://www.evn.com.vn/d6/news/Chi-phi-san-xuat-dien-tang-cao-EVN-van-gap-nhieu-kho-khan-6-12-122264.aspx, và tất nhiên giá bán hợp đồng PPA với EVN là không vĩnh viễn, phải tái ký lại mỗi vài năm.

    Có một anh ở trên nói rằng nếu EVN bao tiêu như vậy thì giá bán lẻ điện mấy năm qua đã biến thiên tăng vọt rồi. Vâng điều đó là không đúng! Bởi vì giá điện bán lẻ ở VN không tuân theo quy luật thị trường như ở Hoa Kỳ hay EU – tức EVN không được tăng/giảm ngẫu hứng giá điện bán lẻ cho người dân/doanh nghiệp, mà bị Bộ Công Thương control rất kĩ vì lí do lạm phát – an sinh xã hội, do đó EVN sẽ phải chịu lỗ nếu giá than hoặc dầu khí dùng để đốt turbine phát điện tăng cao -> gross margin của tập đoàn sẽ bị thu hẹp.

    Dù vậy, trong những năm gần đây do khó khăn từ nhóm điện tái tạo với giá phát điện quá cao, EVN đã không còn chịu toàn bộ chi phí nguyên liệu than, mà đã pass một phần giá nguyên liệu cho các nhà máy phát điện lâu năm đã trả hết nợ vay như HND thông qua các hợp đồng PPA tái ký mới.

    Anh có thể tìm hiểu thêm các Thông tư quy định giá mua điện của EVN đối với các bên phát điện để hiểu rõ hơn. Hi vọng chúng tôi trả lời sơ vậy anh đã rõ rồi!

    S.A.F.E

Ap 79 chính thức phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2024”

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!