Về một số case ngân hàng vào thời điểm này – The Golden Newsletter Vietnam
1 reply
18/10/2018

Dear SAFE team,
Lời đầu tiên mình xin cảm ơn công sức của team trong thời gian qua. Tôi là một nhà đầu tư theo trường phái giá trị, không được discipline lắm nhưng vẫn may mắn chưa rơi vào cảnh thua lỗ vì những lần nông nổi ^^
Tuần rồi thị trường điều chỉnh khá mạnh, theo cá nhân tôi hiểu thì đợt điều chỉnh là những lần thị trường đánh giá lại để kéo giá trị CP về gần với đánh giá của thị trường hơn, dần dần sẽ về đến giá trị thực tế. Các CP ngân hàng trong tầm theo dõi của tôi: VPB MBB LBP và ACB đều có những phiên giảm giá rõ rệt. Nếu có thể dành thời gian tìm hiểu thì mong team và mọi người cùng cho tôi xin góc nhìn của các bạn.
Case MBB: MBB có 6 tháng đầu năm hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận với 56% kế hoạch năm; tăng trưởng NIM và thu nhập lãi thuần. Thu hồi nợ xấu và các hoạt động phi truyền thống đều cải thiện efficiency, giá mục tiêu khoảng 30k VNĐ. Điểm trừ trong giai đoạn này là ngân hàng này bắt đầu trả cổ tức bằng CP, CP thưởng và tin VCB đem khối lượng lớn CP MBB ra đấu giá cũng làm ảnh hưởng đến cung cầu thị trường.
Case VPB: Trong ấn phẩm X tháng 5/18 SAFE định giá range của VPB khoảng 35 – 55. Thực tế là VPB đã giảm liên tục từ đấy đến giờ về mức 23.8 của hôm nay. Vậy định giá của SAFE có vấn đề gì không và đâu là ảnh hưởng lớn nhất của sự sụt giảm không phanh này. (Bản thân mình mua 33.3 và cắt lỗ ở 29.0) Theo mình biết thì có vấn đề từ tình hình KD và phát hành CP ESOP, nhưng sụt hơn 30% thì ắt là mình cần sự khai sáng của các bạn ^^
Case ACB: Trong ấn phẩm tháng 9, SAFE team đánh giá ACB ở mức tuyệt vời dù giá không rẻ nữa. Mình đồng ý với nhận định này và lựa chọn chờ đợi mức giá thấp hơn 29.0
Case LPB: Đây là một case khó với bản thân mình, xét đến quy mô và uy tín của ngân hàng, tiêu chí 4M của Phil Town thì chưa đáp ứng được cái nào, tuy nhiên lại là một case mang đến LN tốt nhất. Lý do để giải thích có lẽ đến từ tham vọng mở rộng mạng lưới KH, môi trường làm việc cạnh tranh, dự định lên sàn HOSE và định giá hiện tại P/B thấp so với mặt bằng chung các NHTM khác.
Bốn ngân hàng trên đây đều là những case đáng giá, không quá đắt đỏ, đang mở rộng thị trường, triển vọng không đến nỗi nào và là một địa chỉ gửi gắm được của những nhà đầu tư. Tuy nhiên thì sau lần thị trường điều chỉnh này, cả bốn CP đều gặp những mức giảm đáng quan tâm: MBB (21.1), VPB (23.8) LPB (9.5) và ACB (31.0), chứng tỏ tâm lý thị trường không hoàn toàn đánh giá mức điểm khá như mình vẫn nghĩ, và các CP ngân hàng đều đang rất dễ tổn thương trước tác động vĩ mô. Với nguy cơ nợ toàn cầu cao, bong bóng tài chính sau giai đoạn dài lãi suất rẻ, thì những ngân hàng TM Việt liệu có thể đứng vững hay không. Cách đây gần 10 năm, cả thị trường sôi nổi với những CP định giá cao ngất ngưởng không chút hoài nghi, để rồi sụp đổ không một cảnh báo. Những biến động vĩ mô và quốc tế cũng đang đẩy thị trường VN vào cảnh đứng không vững, những ngân hàng nêu trên có phải ngoại lệ hay không?
Thank you SAFE team and all intelligent investors out there, keep up the good work!

1 comment

Leave a Reply to Angelos Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Vâng rất cám ơn chia sẻ của anh, tôi là Angelos xin mạn phép thay mặt BBT trả lời.

    (1) MBB & ACB:
    Đúng như anh nói, case MBB là một case khá thú vị, như chúng tôi có bàn trong bài viết: https://newslettervietnam.com/ban-ve-co-phieu-ngan-hang-voi-muc-dinh-gia-hien-tai/, MBB & ACB đều là hai ngân hàng có cơ cấu tài sản và định hướng tương đối triển vọng – song tỷ lệ risk/reward chưa thực sự thuận lợi do mức giá cao. Nếu một ngày nào đó mức giá trở nên hấp dẫn chắc chắn chúng tôi sẽ không bỏ qua.

    (2) VPB:
    À hình như anh xem ấn phẩm X của chúng tôi ở giai đoạn trước vào tháng 5 lúc ấy VPB chưa chia tách cổ phiếu, pha loãng khoảng 60% nên giá như vậy không còn đúng nữa. Anh có thể xem bài viết cập nhật này: https://newslettervietnam.com/vpb-nhung-rui-ro-tiem-an-cua-cong-ty-cho-vay-tieu-dung-nong/ nơi mà chúng tôi đã điều chỉnh vùng giá trị thực sau chia tách là [21.0 – 35.0].

    Nếu anh đọc kĩ bài viết của chúng tôi và đã theo chúng tôi từ đầu năm 2018 này, chúng tôi là một trong những góc nhìn đầu tiên và duy nhất tại thời điểm lúc bấy giờ, dám chỉ ra những rủi ro tiềm ẩn của VPB, bất chấp sự lạc quan của khối ngoại và các kênh báo chí.

    (3) LPB
    Lại đúng như anh nói lần nữa, LPB là một case định giá rẻ, song tiềm ẩn khá nhiều rủi ro về tài chính và ban lãnh đạo – như nhiều lần chúng tôi bày tỏ lo ngại về các ban quản trị mới được thay, đặc biệt trong lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro ủy quyền (agency costs) như ngân hàng. Có lẽ ở một ấn phẩm nào đó trong tương lai chúng tôi sẽ xem xét kĩ hơn SHB & LPB vậy!

    Nhìn chung thì lĩnh vực ngân hàng chỉ phù hợp cho những người am hiểu, đặc biệt là những người làm trong ngành và thực sự nhạy bén với vĩ mô và chu kỳ kinh tế – bất động sản. Chúng tôi khuyên rằng hầu hết các nhà đầu tư cá nhân không nên tham gia vào lĩnh vực này vì sự bất cân xứng trong thông tin và đặc thù đòn bẩy khá rủi ro. Nếu anh thực sự am hiểu và có nhận định riêng cho mình thì chúng tôi tin rằng sự kiên nhẫn, biết chờ đợi mức giá hợp lý là tố chất duy nhất còn sót lại để anh có thể thu lợi lớn ở các cổ phiếu ngân hàng trong tương lai.

    Cám ơn góp ý của anh rất nhiều. Chúc anh thành công trên con đường đầu tư của mình!
    Angelos

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!