Về phát biểu của ngài Peter Lynch: Đầu tư all in cho thụ động là sai lầm; đầu tư thụ động vào ETF chủ động (Active ETF) – The Golden Newsletter Vietnam
1 reply
14/12/2021

Xin chào BBT, gần đây trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, huyền thoại quản lý quỹ tương hỗ Peter Lynch, cũng là một nhà đầu tư năng động (enterprising investor) cho rằng nhà đầu tư không nên dồn tất cả tiền vào đầu tư thụ động – “The move to passive is mistake” và lấy dẫn chứng từ việc đầu tư theo phương pháp chủ động (active investing) đã đánh bại thị trường cũng như đề cập tới các quỹ tương hỗ (mutual fund) ở Fidelity nổi tiếng với khả năng chọn lựa cổ phiếu của các nhà quản lý quỹ – là những skill đã được đề cập đến trong bài viết mới đăng tải gần đây của BBT (Điểm chung giữa các nhà đầu tư năng động).
Cũng trong một bài viết khác của BBT về bàn về phân bổ danh mục cho các NĐT phòng thủ, BBT có đề cập đến việc khi đã xác định được mục tiêu của bản thân để lựa chọn sẽ đi theo con đường trở thành NĐT như thế nào (defensive hay enterprising investor). BBT có đưa ra nguyên tắc 90:10 đối với NĐT thụ động để dành 90% vào các ETFs và dành 10% còn lại để pick stock for fun (đối với NĐT thế hệ Gen Y và gen Z). Cũng trong bài viết, việc NĐT chủ động chỉ dành cho những ai có thời gian, phương pháp riêng, khác biệt với số đông, dành toàn thời gian, có kinh nghiệm để có thể “đánh bại thị trường”
Đến đây, xin có ba câu hỏi dành cho BBT:
1. Phát biểu của ngài Peter Lynch về all in cho đầu tư thụ động là sai lầm hoặc đoạn trích “The move to passive is mistake” có mâu thuẫn, trái ngược với lời khuyên của BBT tại bài viết cho các nhà đầu tư thụ động hay không (Ngài Peter Lynch trong bài phỏng vấn cũng nói rằng các NĐT thụ động đang “missing the boat” – lỡ tàu, như một trong các sai lầm trên TTCK kì 1 của BBT.)
2. Đối với việc đầu tư thụ động, thì việc đầu tư vào các quỹ ETF theo chỉ số (như VN30, VN Diamond, VN100) có khác với việc đầu tư vào quỹ ETF mà nhà đầu tư quỹ chủ động xây dựng portfolio cũng như lựa chọn cổ phiếu (ví dụ như quỹ ETF ARK Innovation của nhà đầu tư Cathie Wood). BBT đánh giá như thế nào về việc đầu tư vào các quỹ ETF tương tự như thế hay là tùy vào khẩu vị rủi ro thì sẽ lựa chọn ETF chỉ số như VN30 khi trong bài viết đó cũng chưa nói rõ là nên đầu tư vào ETF index hay Active ETF? (hay như cách nói theo một bài báo trên Bloomberg – Active is getting more passive, and passive is getting more active)
3. Xin BBT giúp làm rõ điểm khác biệt giữa quỹ tương hỗ (mutual fund) với Active ETF khi đều có sự lựa chọn chủ động danh mục cổ phiếu.
Cám ơn BBT.

1 comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Vâng cám ơn câu hỏi rất hay và hóc búa của anh. Rất mong được biết quý danh của anh!

    Anh tóm tắt ý của BBT trong bài bàn về phân bổ danh mục cho NĐT phòng thủ tương đối chính xác rồi. Chúng ta cùng bàn vào các điểm mà anh muốn chúng tôi trả lời:

    1> Chúng tôi cũng đọc bài đó của ngài Peter Lynch rồi, chúng tôi rất tôn trọng ông và học được nhiều từ ông – về chỉ số PEG, phân loại 6 doanh nghiệp, các sai lầm trong đầu tư, các thương vụ phi thường “túi 10 gang – 20 gang” nếu nắm giữ trong dài hạn, kinh nghiệm đi due-dilligence, kinh nghiệm quản lý tiền cho nhà đầu tư, v.v Thật sự tư duy của ông xứng đáng một huyền thoại.

    Tuy nhiên việc ông là một huyền thoại không có nghĩa rằng chúng tôi đồng ý 100% với ông. Về đầu tư phòng thủ theo chỉ số, chúng tôi không tự nghĩ ra rồi “recommend” cho những người không chuyên, mà ngay cả ngài Buffett, Jack Bogle và nhiều người khác cũng đã khuyến nghị: https://cafemutual.com/news/industry/21210-why-warren-buffet-recommends-passive-funds-to-investors. Chúng tôi tự nhận mình là NĐT năng động, đã đầu tư lâu năm nên biết rằng việc đánh bại thị trường không hề dễ, đặc biệt trong hàng thập kỷ tới, nên chắc chắn nó không dành cho mọi người. Ngài Peter Lynch là số ít nên lẽ ra ông ta phải nhận thức được điều đó.

    Chúng tôi cho rằng việc “lỡ tàu” (missing boat) khi & chỉ khi anh không đầu tư vào cổ phiếu, vào doanh nghiệp. Còn anh đã đầu tư, cho dù ở thể nào, passive hay active, public equity hay private equity, thì nếu anh đầu tư đúng nghĩa chứ không phải đầu cơ, thì anh sẽ không lỡ gì cả mà còn được hưởng lãi kép sau hàng thập kỷ (*) Còn nếu ý anh là anh tin rằng anh sẽ tìm ra được những chiếc túi 10 gang, túi 50 gang, túi 100 gang trong vài thập kỷ tới mà không cần phải đầu tư thụ động thì anh là NĐT năng động mất rồi! Thế thì anh đâu cần phải lăn tăn gì nữa nhỉ?

    2> & 3> Chúng tôi không nghĩ Cathie Wood & quỹ ARKK của bà ta là đầu tư thụ động, như anh đã thấy vài tháng vừa qua rồi (cười) – performance của họ không theo sát một chỉ số nào cả. Tuy nhiên không thể phủ nhận quỹ ARKK có nhiều nhân tài trẻ rất am hiểu xu hướng công nghệ mới và có những “insights” về các công ty lạ như Tesla, Roku, Unity Software, hay một số các cty biotech trước cả khi thị trường hiểu được – thú thật chúng tôi có theo dõi ARK nên đánh giá cao điều đó. Song bàn về mô hình thì không khó để kết luận ARK là một mutual fund nhưng mang chiếc vỏ bên ngoài là ETF mà thôi.

    Nhìn chung đầu tư thụ động thuần là anh track vào chỉ số, nhờ công thức “thần kỳ” khi chỉ số tự động chọn ra được những người thắng cuộc (winners) nhờ phép weighted average và rebalancing, loại bỏ đi các công ty phá sản/yếu kém và mua vào thêm các công ty tăng vốn hóa mạnh mẽ. Vì vậy mà chỉ số chứng khoán Mỹ 100 năm qua tăng rất tốt dù công nghệ, thời đại mới đã tiêu diệt vô số ngành nghề, các công ty khác nhau…

    Hi vọng chúng tôi trả lời sơ như trên anh đã thỏa mãn rồi. Cám ơn câu hỏi hay của anh và chúng tôi luôn sẵn lòng trả lời thêm.

    S.A.F.E

Ấn phẩm 78 sắp phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!