Về tỉ trọng danh mục đầu tư – The Golden Newsletter Vietnam
2 replies
08/01/2019

Gửi BBT,

Mong BBT cho ý kiến về việc xây dựng danh mục đầu tư. Giả sử tôi đã chăm chỉ 🙂 và tìm được 2 cổ phiếu A, B khá hài lòng khi vượt qua được các bài đánh giá 4M, có được các tỉ lệ risk/reward là 1/10 (cp A) và 2/10 (cp B). 2 cp này thuộc 2 lĩnh vực khác nhau. Vậy tôi nên xây dựng DM đầu tư với tỉ trọng như thế nào cho 2 cp này? 66% cho A, 33% cho B theo như các tỉ lệ trên? Hay 90% hoặc 100% cho A, vì đằng nào thì tỉ lệ thắng lợi của A cũng tốt hơn?

Và tôi cũng hiểu 1 điều rằng các tỉ lệ risk/reward đôi khi cũng khá là “nghệ thuật”, tùy vào mỗi cá nhân, trong khi đó khung thời gian để đạt được kỳ vọng thì biến động theo đơn vị năm.

Có bài học nào có thể áp dụng và hướng dẫn thực hiện cho trường hợp này?

Xin cảm ơn.

2 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Vâng chào anh, anh có câu hỏi khá hay, mong được biết quý danh của anh.

    (1) Về danh mục đầu tư nên có bao nhiêu cổ phiếu thì đáp ứng nguyên tắc an toàn, mời anh xem lại ma trận rủi ro vi mô của ngài Joel Greenblatt trong bài viết này của chúng tôi được trích lại từ ấn phẩm số IX, tháng 04.2018: https://vietstock.vn/2018/05/da-dang-hoa-danh-muc-dau-tu-lieu-co-ngu-xuan-3355-601483.htm.

    Riêng mỗi NĐT cá nhân thì chúng tôi cho rằng ta chỉ nên có tối đa 5-6 cổ phiếu ở một vài ngành nghề khác nhau mà thôi, nếu nhiều hơn ta rất khó theo dõi tình hình tài chính của chúng hằng quý.

    (2) Về tỷ trọng % nên như thế nào? Đây quả thực là câu hỏi khó bởi vì nó phụ thuộc vào nhận định của riêng anh. Về lí thuyết, như lời khuyên của ngài Buffett, cổ phiếu nào càng tuyệt vời, dễ đoán (predictable) và có ban lãnh đạo đáng tin cậy, thì ta càng nên dành phần lớn danh mục của mình vào đó.

    Trên thực tế, vốn anh càng lớn, thì tỉ trọng của cổ phiếu lớn nhất trong danh mục nên càng nhỏ để giảm thiểu rủi ro vi mô. Chẳng hạn, một tập đoàn đầu tư lớn như Berkshire, hay một quỹ đầu tư có giá trị tài sản trên 1 tỷ USD, thường cao nhất chỉ bỏ vào một cổ phiếu tối đa 10% danh mục.

    Song, đối với một nhân viên trong công ty triển vọng, hay một NĐT cá nhân am hiểu ngành nghề nào đó có vốn liếng nhỏ, anh ta hoàn toàn có thể bỏ 40%-50% tài sản của mình vào 1 cổ phiếu nếu anh ta thực sự tin tưởng và hiểu rõ nó.

    Bởi vì dù thế nào đi chăng nữa, anh ta cũng không thể đạt mục tiêu sinh lợi cao mà đòi hỏi danh mục mình không có rủi ro nào được (no risk)! Điều quan trọng là anh ta cần nhận thức được toàn bộ rủi ro liên quan đến doanh nghiệp và quản trị nó bằng cách tính đến phương án B nếu chẳng may nó xảy ra.

    Một lần nữa cám ơn câu hỏi hay của anh và chúc anh thành công với 2 khoản đầu tư đã chọn lựa kĩ của mình!
    S.A.F.E team

    • Cảm ơn BBT.

      Có lẽ công việc tiếp theo sau khi tìm ra cp, sẽ cần quản trị rủi ro. Cũng không nên tham quá. Nếu kỳ vọng 10 mà đạt được 7 thì có lẽ cũng nên hài lòng rồi nhỉ 🙂

      Con người mà, biết vậy nhưng vẫn mong chờ vào những cú All in mà chính ngài Munger cũng nhắc tới.

      Một lần nữa xin cảm ơn. Các bài viết của BBT đã giúp ích cho tôi rất nhiều.

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!