XIN BBT làm rõ KHOẢN NGƯỜI MUA TRẢ TIỀN TRƯỚC NGẮN HẠN và KHOẢN PHẢI TRẢ VỀ ĐẶT CỌC, KÝ QUỸ trong BCTC của doanh nghiệp BĐS KCN – The Golden Newsletter Vietnam
5 replies
06/02/2020

Xin chào BBT. Lời đầu tiên nhân dịp đầu xuân tôi xin kính chúc BBT sức khỏe dồi dào, công việc hanh thông. Như tiêu đề của topic t muốn BBT làm rõ về 2 khoản mục trên. Theo như tôi được biết từ hai khoản trên ta có thể suy luận ra được lượng tiền doanh nghiệp có thể thu về trong tương lai. Với khoản ký cược đặt cọc là lượng tiền khách hàng trả trước khi ký hợp đồng thuê đất tỷ lệ thanh toán theo hợp đồng (khoảng 10%). Vơi khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn là khoản tiền khách hàng trả theo tiến độ hợp đồng(tỷ lệ % theo hợp đồng thuê đất giả sử 20%). Vậy như tôi hiểu ta lấy: khoản đặt cọc*9 + khoản người mua trả trước ngắn hạn*4 = Số tiền dự thu của khách hàng trong tương lai. Không biết t tính thế có đúng k ạ! Vì vốn kiến thức về tài chính hạn hẹp tôi kính mong BBT giải đáp giúp t để t được thông não với ạ. Tôi xin trân thành cảm ơn!

5 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

    • Hiện tại SIP vẫn nằm trong Watch List của Safe Team tuy nhiên tại mức gía fair value mua vào SIP (105) trong ngắn hạn hiện tại vẫn lỗ > 20%. Mình thì mua dựa trên Cash per share > market price

  • Vâng cám ơn câu hỏi của anh Kiệt,

    Chúng tôi không nghĩ là ta có thể “thổi phồng” (inflate) dòng tiền của công ty BĐS KCN bằng cách *4 rồi *9 theo hợp đồng đâu anh à…

    Khoản đặt cọc của các doanh nghiệp sản xuất thuê nhà xưởng đa số (>70%) là đặt cọc thuê 50 năm thời hạn (hoặc đôi khi 30 năm, 60 năm ở các tỉnh khác). Thường khoản nầy sẽ được hạch toán là “doanh thu chưa thực hiện dài hạn”. Còn nếu nằm ở khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn, đó có thể là đặt cọc mua dự án nhà ở trong khu dân cư, hoặc sẽ sớm chuyển sang “doanh thu chưa thực hiện dài hạn” (long-term unearned revenue). Chúng ta không nên suy diễn rồi *4 hoặc *9 số dư khổng lồ như vậy mà chưa trao đổi với ban lãnh đạo kĩ. Chúng tôi cho rằng việc tra cứu dòng tiền CFO qua hằng năm hoặc số dư lượng tiền mặt qua mỗi quý đã là phương pháp tương đối tối ưu nhất…

    Hi vọng chúng tôi trả lời sơ vậy anh đã rõ rồi. Xin cám ơn lời chúc của anh và chúc anh dồi dào sức khỏe, gặp nhiều may mắn trong sự nghiệp và cuộc sống trong năm mới!
    S.A.F.E

    P/S: Về cổ phiếu SIP như anh Phạm và có lẽ anh cũng quan tâm, anh Angelos trong BBT đã thú nhận mắc sai lầm trong việc đánh giá rủi ro quản trị (quan trọng nhất) và chu kỳ kinh tế có thể ảnh hưởng đến dòng vốn FDI, cũng như đánh giá thấp rủi ro dòng vốn đầu cơ margin gây biến động mạnh đến giá cổ phiếu. SIP sẽ là case được chúng tôi cập nhật lại trong ấn phẩm 32 – ấn phẩm cập nhật – kì tới, dù có thể gây cho anh và một số độc giả thất vọng, nhưng chúng tôi nhận thấy việc đó là cần thiết!

    • Hoan nghênh động thái kịp thời của BBT. Rất mong đợi thông tin phân tích cập nhật case SIP trong kỳ tới. Tks BBT!

    • Vâng! Xin cảm ơn BBT. Về case SIP sau khi BCTC quý III/2019 ra t cũng đã đặt dấu hỏi về BLĐ khi cho vay các bên liên quan nhiều. Mà lịch sử các khoản vay trong quá khứ đều đã trích lập dự phòng hết. Có lẽ anh Angelos đã sai sót khi thời điểm phân tích đúng nhịp cao trào của ngành. Theo tôi với tiềm năng quỹ đất của case SIP với mức giá 7x NĐT cũng có thể phân bổ một ít với tầm nhìn dài hạn. Nhưng với một BLĐ có dấu hiệu không minh bạch ta cũng nên tìm kiếm ở một case khác trong ngành khi đợt rồi cũng như hiện tại có một số case KCN có vẻ minh bạch hơn đang được chiết khấu giá khá tốt với triển vọng ngành cũng như quỹ đất, tài sản của nó.

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!