mình đang tìm hiểu về mã MSH săp tới có thể sẽ niêm yết trên Sở, nếu có thể mong đội ngũ cân nhắc và chú ý đến MSH và đưa ra vài lời đánh giá . xin cảm ơn
mình đang tìm hiểu về mã MSH săp tới có thể sẽ niêm yết trên Sở, nếu có thể mong đội ngũ cân nhắc và chú ý đến MSH và đưa ra vài lời đánh giá . xin cảm ơn
Rất mong anh chị em độc giả thông cảm vì hiện giờ BBT đang bận rộn cho ấn phẩm XVII quá – ngay cả tôi (Angelos) cũng vậy nên trả lời có phần hơi muộn…
Case May Sông Hồng (HOSE: MSH) mà anh hỏi là một case khá thú vị. Nhưng bây giờ anh giao chúng tôi nhiệm vụ phân tích theo 4 tiêu chí M của ngài Phil Town kĩ lưỡng ngay thì hơi khó cho chúng tôi quá. Những case phân tích của chúng tôi đăng trên ấn phẩm cốt để nhà đầu tư cá nhân lấy đó làm mẫu và tự phân tích lấy cho mình. Vòng tròn hiểu biết của chúng tôi cũng hữu hạn như bao nhà đầu tư cá nhân khác mà thôi anh à – không thể cover hàng trăm mã cổ phiếu như nằm lòng được… Nên rất mong anh thấu hiểu giúp chúng tôi nhé.
Song tôi xin mạn phép lạm bàn một chút về MSH vì trước đây anh Skopos đã từng phân tích May Việt Tiến (UPCOM: VGG) gần 1 năm trước. So với các công ty thuộc tập đoàn Vinatex trong ngành, thì chúng tôi cho rằng nhờ cơ cấu tổ chức của đơn vị tư nhân đã cổ phần hóa, MSH vượt trội hơn hẳn với tỷ lệ ROIC cao (xấp xỉ 20%), tỷ lệ trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi thấp, vẫn duy trì tăng trưởng doanh số và lợi nhuận ở mức hai chữ số tương đối tốt – đặc biệt ở nhóm hàng may xuất khẩu đứt đoạn FOB. Ban lãnh đạo đặt kế hoạch tăng trưởng và cổ tức tương đối cao.
Tuy nhiên chúng tôi tin rằng ngành dệt may xuất khẩu là một ngành không hề đơn giản với hầu hết các nhà đầu tư cá nhân – anh nhất thiết phải am hiểu và tìm hiểu siêng năng hơn hầu hết mọi người khác. Âu là bởi vì ngành này mang bản chất B2B, phụ thuộc nhiều vào các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản với các hàng rào thuế quan thường xuyên thay đổi. Ngoài ra, mối đe dọa từ nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc, hay các quốc gia gia công may mặc mới nổi lên như Bangladesh, Cambodia, Thổ Nhĩ Kỳ cũng là các nhân tố đáng lưu ý. Dù vậy, trước bối cảnh nhiều hiệp định thương mại tự do sắp được ký kết như CP-TPP, EV-FTA và cơ hội từ mối bất đồng giữa hai ông lớn Mỹ – Trung, thì một vài đơn vị nhanh nhẹn của Việt Nam cũng có thể tận dụng để tăng trưởng được.
Nếu anh cân nhắc mọi điểm lợi và rủi ro của MSH như trên, và tin rằng mình am hiểu ngành dệt may xuất khẩu, thì anh có thể tự tin đầu tư ở một mức giá hợp lý – chẳng cần đến quan điểm từ chúng tôi (!) Song gần đây, chúng tôi nhận thấy nhiều cá nhân có xu hướng đầu cơ tại mọi mức giá với các cổ phiếu thủy sản, dệt may xuất khẩu theo “sóng thương mại”, v.v bất chấp rủi ro tài chính và chất lượng của doanh nghiệp – anh nhất định phải tránh bị hòa chung vào tâm lý hưng phấn đầy rủi ro này.
Xin chúc anh luôn lí trí và kiên định trên con đường đầu tư anh nhé!
Angelos
Cảm ơn các bạn!