Cũng như Mr. Eddie Cantor từng kể lại tình huống của mình với hãng môi giới Goldman Sachs nhiều năm trước: “Họ bảo tôi mua cổ phiếu này cho ‘tuổi già’ đi (buy for your old age). Quả thật đúng như vậy! Chưa đầy vài tuần, tôi đã biến thành một lão già không hơn không kém!”
Trích và bình luận thêm từ tác phẩm huyền thoại “Where are the customers’ yatchs?”, 1940, của ngài Fred Schwed Jr. – một trong những quyển kinh điển mà ngài Buffett khuyến đọc
Đặt mua ấn phẩm cũ của TGN: https://newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu/
@Ngài Fred Schwed Jr.: “Những người Mỹ chúng ta ngày ấy coi đầu cơ đòn bẩy bằng margin (margin trading) là một phát minh vĩ đại. Ta luôn tư duy rằng việc đầu tiên mà một người cần làm với căn nhà của anh ta chính là: đem đi thế chấp (mortgage) nó. Ta cho rằng nếu với lãi suất chỉ 6% hoặc xấp xỉ hơn một chút trên căn nhà thế chấp, mà một người không làm ăn gì nổi để kiếm ra nhiều hơn vậy, thì tốt nhất nên nghỉ hẳn khỏi việc kinh doanh đi!
Rồi ta nghĩ đầu cơ cổ phiếu bằng margin cũng vậy! Nếu ta bỏ ra 1,000 mỹ kim để mua được 100 cổ phiếu của United Steel, thì chẳng phải ta sẽ tốt hơn nhiều nếu cùng bỏ số tiền như vậy, và mua được hẳn 200 cổ phiếu United Steel nhờ vay margin hay sao?
Xin thưa là không! Tôi chẳng có cách gì để thuyết phục được quý vị ngoài việc khuyến nghị một câu rằng: hãy thử vay margin đi! Hãy dùng tiền thật, đầu cơ thật với số vốn của chính mình làm ra, để bạn hiểu rằng mất một lượng tiền lớn sẽ cảm thấy như thế nào. Có những thứ mà ta không thể giải thích đầy đủ bằng lời, hay bằng hình ảnh cho một người còn trinh tiết được (!)
Dù hiện nay tiêu chuẩn vay margin đã được siết chặt hơn, ta vẫn thấy rất nhiều các khách hàng cá nhân đi lùng hết hãng môi giới này đến hãng môi giới khác, để tìm ra nơi mua được nhiều cổ phiếu nhất với số vốn bỏ ra ít nhất. Khi họ tìm ra được rồi, thì thay vì giàu có nhanh chóng như họ mong muốn, dường như họ chịu sự thua lỗ đau đớn ngay lập tức với cái thói liều lĩnh của mình trong giai đoạn thị trường giá giảm.
Cũng như Mr. Eddie Cantor từng kể lại tình huống của mình với hãng môi giới Goldman Sachs nhiều năm trước: “Họ bảo tôi mua cổ phiếu này cho ‘tuổi già’ đi (buy for your old age). Quả thật đúng như vậy! Chưa đầy vài tuần, tôi đã biến thành một lão già không hơn không kém!”
Câu chuyện vui trên của phố Wall cách đây gần một thế kỷ, ngẫm lại đến bây giờ vẫn còn đương thời.
Chúng ta thấy phổ biến trên thị trường như thế nào về thói quen vay nợ margin của vô số cá nhân – đặc biệt là những người mới tham gia thị trường (new participants), khiến số dư nợ vay ở các CTCK ngày một tăng lũy kế vượt mọi đỉnh lịch sử, bất chấp mọi chu kỳ bull/bear market. Ta còn thấy phổ biến như thế nào những lời khuyến nghị, mời chào, hối thúc mua vào các “siêu cổ phiếu”, các “siêu phẩm” sinh lời hằng trăm % dễ dàng trong thời gian ngắn – đầy rẫy ngoài kia trên các diễn đàn, mạng xã hội, thậm chí từ nhiều tổ chức tài chính mà lẽ ra phải biết chú trọng đến rủi ro mất vốn (permanent capital-loss) cho các khách hàng đã tin tưởng mình…
Dù biết rằng lời cảnh báo của chúng tôi cũng chỉ như “muối bỏ bể”, chúng tôi hi vọng rằng sẽ có một ít những NĐT cá nhân nào đó, suy ngẫm thật kĩ về giá trị của những đồng vốn liếng quý giá của bản thân, của gia đình, mà “quay đầu là bờ” – trở về với các nguyên tắc đầu tư cẩn trọng, an toàn hệt như bản chất mà thị trường chứng khoán được sinh ra vậy!
Saigon, ngày 22.08.2018, bởi S.A.F.E team
Cái gì cũng có 2 mặt của nó, đòn bẩy tài chính trong đầu tư chứng khoán hay phát triển doanh nghiệp cũng vậy. Quan trọng là cái giá phải trả và giá trị nhận được.
Đứng ở góc độ đầu tư giá trị, thì việc dùng margin có thể sẽ được chấp nhận nếu cái giá phải trả (lãi margin) thấp hơn giá trị nhận được (sự tăng giá, tỷ suất cổ tức…)
Ví dụ như VNM vào tháng 8/2009 có giá là điều chỉnh là 10, nếu nắm giữ đến bây h với giá 160 thì tức là đã lãi 16 lần. Đấy là trong trường hợp đầu tư “chay”, ndt có TSLN kép 35%/năm, liên tục như vậy trong 9 năm, còn nếu sử dụng margin 1/1 với lãi suất khoảng 15%/năm thì ndt đó có thêm 1 khoản LN trung bình 20%/năm trên khoản vốn ban đầu của mình. Nó giống như việc bạn nhặt được 1 cục tiền y hệt số tiền của mình ban đầu và đầu tư vào 1 cp “kém cỏi” hơn VNM với TSLN kép là 20%/năm.
Lại nữa, những ai từng tìm hiểu tiểu sử của Warren Buffet đều biết rằng thập niên 70 ông cũng đã từng vay nợ rất nhiều để mua các cp giá trị. Đấy chẳng phải là 1 dạng margin hay sao?
Tuy nhiên nhược điểm chí mạng của việc dùng margin là quyền kiếm soát cp k thuộc về chúng ta mà lại phụ thuộc thị trường (cp xuống giá và tk bị call margin) hoặc công ty chứng khoán (thay đổi danh mục, tỷ lệ…) nên cần có biện pháp phòng ngừa rủi ro cho những trường hợp như thế.