Cơn sốt trà sữa Việt Nam: liệu có bền vững? – The Golden Newsletter Vietnam
Golden Newsletter Vietnam – Ấn phẩm đầu tư giá trị đầu tiên và duy nhất cho các nhà đầu tư cá nhân

Kể từ khi thương hiệu trà sữa Phúc Long khơi dậy loại thức uống từng một thời vướng phải scandal gây hại cho sức khỏe, chỉ trong vài năm ngắn ngủi: hàng loạt các ông lớn từ Đài Loan, Trung Quốc nhảy vào lĩnh vực trà sữa từng tuần một, thậm chí cả những ông lớn trong nước như The Coffee House cũng không thể kiềm mình khỏi xu hướng này …

Vừa rồi trong một dịp tình cờ buông mình trên ghế salon xem bản tin Tài chính kinh doanh của VTV1, chúng tôi cảm thấy khá thú vị về bài phân tích của ban biên tập đài truyền hình về hiện tượng khá nóng này, đặc biệt ở các đô thị lớn nơi giới trẻ và giới văn phòng tập trung.

Họ lôi ngược chúng ta về cách đây 10 năm, khi hàng loạt các tiệm trà sữa nhỏ lẻ mọc gần các khu trường học cơ sở, trung học phổ thông phải đóng cửa vì vướng phải scandal dùng sữa melanine không rõ xuất xứ, đường hóa học và thậm chí các loại trân châu được tổng hợp vô cơ rất nguy hiểm vì khả năng gây ung thư của chúng. Vậy mà tại sao cơn sốt trà sữa này lại có thể phát triển mạnh mẽ đến kinh ngạc như hiện tại, phải chăng trí nhớ của người tiêu dùng đã phai nhạt một cách bất cẩn hệt như cách mà những chủ quán này đã pha chế nguyên liệu?

Chúng tôi nghĩ rằng điều này vừa đúng, vừa sai. Thứ nhất, sự thành công của các thương hiệu trà sữa mới  gần đây như Phúc Long (đi đầu), Gongcha, KOI là nhờ chiến lược khác biệt hóa (differentiation) thông minh bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tập trung vào phân khúc khách hàng cao hơn – đó chính là giới văn phòng với độ tuổi từ 22 đến 40. Túi tiền của họ rộng hơn giới học sinh trước đây và nhu cầu chứng tỏ bản thân qua các thương hiệu lớn thể hiện mức dư địa rất lớn. Theo thống kê của VTV1, một cốc trà sữa hiện nay trung bình ở mức giá 40,000VND, mang lại mức lợi nhuận gộp lên đến 60% cho các hãng trà sữa cao cấp này – cao hơn bất kỳ ngành nghề nào chúng ta thường thấy trên thị trường chứng khoán.

Thứ hai, phong trào mở quán trà sữa với không gian, vị trí tốt và các chương trình khuyến mãi đã khuyến khích người tiêu dùng. Giá bất động sản khu vực “phố trà sữa” Ngô Đức Kế – Hồ Tùng Mậu cạnh tòa nhà Bitexco Sài Gòn đã tăng đến 75% kể từ đầu năm 2017. Khi đi bộ ngang qua khu vực này, chúng ta không thể không nhận thấy những hàng người xếp dài chờ đợi hay những người tài xế shippers ra vào tấp nập. Trà sữa đã trở thành một lựa chọn không thể thiếu cho giới trẻ hay giới văn phòng trong việc gặp gỡ và chiêu đãi lẫn nhau.

Song, liệu cơn sốt này có bền vững? Đây thực sự là một câu hỏi khó. Đối với chúng tôi, một số nguyên liệu như hương trái cây, trân châu vẫn luôn là một đối đe dọa nghiêm trọng đến người tiêu dùng – dù rằng phần lớn họ đã quên hoặc cố ý quên đi điều đó. Hơn nữa, dù xu hướng tiêu thụ trà sữa đã tăng mạnh trong hơn 4 năm vừa qua, chúng tôi tin rằng khi toàn giới kinh doanh và các nhà đầu tư cá nhân đều tin rằng trà sữa là kênh sinh lời tốt nhất và đổ xô đi đầu tư, đó chính là lúc sự cạnh tranh về giá thấp, chất lượng suy giảm sẽ biến bong bóng này trở về điểm cân bằng của nó.

Saigon, 20/10/2017, Angelos

TGN_Angelos

Biên tập viên, Trưởng bộ phận Marketing
angelos@newslettervietnam.com

View all posts

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!