Chào BQT cho tôi hỏi một chút về quy tắc mua tài sản giá rẻ của Ngài Walter Schloss? – The Golden Newsletter Vietnam
1 reply
17/10/2018

Được biết Ngài Walter Schloss thường ưa thích những công ty mà giá trị của nó bằng 2/3 vốn lưu động ròng. Tuy nhiên vốn lưu động ròng= tài sản ngắn hạn- nợ ngắn hạn, do đó ngoài các khoản nợ ngắn hạn mà tài sản ngắn hạn đã cover hết thì còn các khoản nợ dài hạn chưa được tính vào công thức. Do đó 1 công ty được bán với giá =2/3 vốn lưu động ròng chưa chắc đã là một công ty thực sự rẻ, có thể là công ty đó có những khoản nợ dài hạn lớn, tuy nhiên tài sản dài hạn như tài sản cố định lại đang sụt giảm nghiêm trọng về giá trị (có thể do công nghệ lạc hậu tôi giả định vậy) thì có bán hết tài sản dài hạn đi cũng ko đủ trả nợ dài hạn. Vậy thì nguyên tắc trên không đúng, BQT có thể giải thích rõ hơn nguyên tắc đó được không, Xin chân thành cám ơn?

Theo tôi thì để đơn giản chỉ cần so với BV, miễn là tài sản doanh nghiệp là thực và giá trị ghi trên sổ sách nó đúng một cách tương đối so với thị trường là ok, rất nhiều doanh nghiệp đang được định giá rẻ hơn nhiều so với BV như NTL, VIP, VTO cũng có thể là những khoản đầu tư giá trị tiềm năng.

1 comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chào anh, rất mong được biết quý danh của anh,

    (1) Thật ra công thức vốn lưu động ròng của ngài Graham được tính như sau
    Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)

    Tài sản ngắn hạn ông ưa thích các khoản tiền mặt và đầu tư chứng khoán lớn thay vì hàng tồn kho. Trong khi đó, ông trừ toàn bộ nợ phải trả chứ không chỉ nợ ngắn hạn như anh nói để đảm bảo an toàn trong các trường hợp công ty sử dụng đòn bẩy.

    (2) Đúng như anh nói, một công ty bán bằng 2/3 vốn lưu động ròng chưa hẳn là thực sự rẻ và an toàn (safe) nếu như
    – Tài sản ngắn hạn của công ty bao gồm chủ yếu là các khoản phải thu và hàng tồn kho được “bơm thổi” (watered)
    – Tài sản ngắn hạn của công ty có thể bị suy giảm qua thời gian
    – Đạo đức ban lãnh đạo kém, không sử dụng tài sản để phân chia cho cổ đông mà tư lợi cá nhân

    Có rất nhiều cổ phiếu ví dụ cho chuyện này nhưng ở đây không tiện để chúng tôi chỉ ra. Việc đầu tư món hời (bargains) tại Việt Nam đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự chủ động đấu tranh tại Đai hội cổ đông thường niên không hề nhỏ. Sự kết hợp của 3 yếu tố tệ hại: thanh khoản giao dịch thấp, kết quả kinh doanh giảm dần và đội ngũ lãnh đạo không thể khen ngợi được một điểm nào, đã khiến giá cổ phiếu của nhóm này hầu như rất khó có khả năng trở về giá trị thực của chúng – trừ khi có tác động từ các tay thao túng thị trường hoặc một tin tức M&A bất ngờ.

    (3) Phương pháp P/B cũng là một phương pháp hay mà ngài Schloss sử dụng sau này. Tuy nhiên đối với các case thâm dụng tài sản cố định (capital-intensive) như VIP, VTO, anh cần đặc biệt cẩn thận vì book value cao có thể do các thủ thuật kế toán nâng giá tài sản cố định. P/B thấp nên đi kèm với một bảng cân đối nhiều tiền mặt, và một công ty có giá trị vô hình lớn thì mức giá ta trả mới đủ biên độ an toàn được. Có lẽ một trong hai kì ấn phẩm sau chúng tôi sẽ bàn rõ hơn về vấn đề P/B này.

    Cám ơn câu hỏi thú vị của anh và chúc anh lí trí trên con đường đầu tư của mình!
    S.A.F.E team

Ap 79 chính thức phát hành!

Trang “Ap cũ kỳ 78 đến 83”

Trang “Ap cũ kỳ 66 đến 77”

error: Content is protected !!