Xin chào BBT!
Tôi đã tham gia mua chứng chỉ quỹ của Quỹ VCBF-BCF từ tháng 3/2018. Tôi xin hỏi với diễn biến thị trường có nên tiếp tục giữ chứng chỉ quỹ này không?
Xin chào BBT!
Tôi đã tham gia mua chứng chỉ quỹ của Quỹ VCBF-BCF từ tháng 3/2018. Tôi xin hỏi với diễn biến thị trường có nên tiếp tục giữ chứng chỉ quỹ này không?
Hi anh Nguyễn Như Hùng,
Thật sự câu hỏi của anh làm chúng tôi rất khó trả lời. Câu hỏi này cũng giống như nhiều đọc giả từng hỏi chúng tôi rằng có nên mua cổ phiếu HPG, VNM, FPT hay không vậy. Chúng tôi không ở vị thế để khuyên bảo anh, hay hiểu rõ về danh mục và chiến lược của VCBF như những người trong nội bộ của họ, nên nhất thiết anh phải tự lập luận và quyết định thật sáng suốt lấy cho bản thân.
Tuy nhiên, vì có lẽ do thị trường giảm mạnh, và có nguy cơ đổ vỡ như các bài viết cảnh báo gần đây, cộng với mức phí quản lý khá cao của VCBF, anh mới khẩn cầu muốn hỏi nên chúng tôi không thể từ chối thẳng thừng được.
Nhìn qua danh mục của VCBF-BCF (theo link báo cáo quý 1 ở đây: https://www.vcbf.com/images/2018/bcf-bc-q1-2018.pdf) thì chúng tôi có thể đưa ra một vài nhận xét như sau:
– Hiện tài sản của quỹ có 75% ở cổ phiếu và 25% tiền mặt, tương đối không quá rủi ro như các quỹ đầu tư nhỏ lẻ khác.
– Trong 75% cổ phiếu đó, VCBF-BCF đa dạng hóa kinh ngạc đến 53 cổ phiếu. Mức đa dạng hóa này hoàn toàn giảm thiểu mọi rủi ro vi mô, nhưng lại gặp hạn chế về mặt giao dịch nhiều và không sinh lợi toàn diện cho cổ đông như cách ngài Buffett từng chê trách về “over-diversification”.
– Danh mục này hầu hết là các cổ phiếu “bluechips” lớn với định giá P/E cao như VNM, ACB, MBB, CTG, HCM, … và phần còn lại là các cổ phiếu có định giá thấp nhưng triển vọng không tốt như QNS, NCT, POW, TCM, PAC, DRC, ….
Chúng tôi cũng không tiện để bình luận về tương lai của danh mục này, anh phải tự rút ra kết luận cho bản thân. Nhưng có một điều chúng tôi có thể nói đến đó chính là mức phí quản lý của ngành quản lý quỹ hiện nay đang vô cùng bất hợp lý. Ở trường hợp của VCBF-BCF, phí quản lý thường niên đến 2.5% mỗi năm (management fees) và 3% phí mua bán CCQ (load fees – tức là phí lúc mua chứng chỉ quỹ và bán chứng chỉ quỹ). Nếu một nhà đầu tư chưa biết lời lỗ gì, anh ta có thể đã mất ngay 4%-7% tài sản ròng cho các nhà quản lý quỹ trên.
Trong tương lai không xa, có thể từ 10-15 năm tới, các quỹ đầu tư thụ động theo chỉ số ETFs với chi phí rẻ, đa dạng hóa vào toàn bộ thị trường sẽ dần thay thế các mutual funds và hedge funds thu phí cao tại Việt Nam, hệt như xu hướng mà Hoa Kỳ, “cái nôi của ngành tài chính”, đang chuyển đổi vậy.
Hi vọng câu trả lời của chúng tôi có thể giúp anh tham khảo được phần nào, rất mong anh luôn bình tĩnh và tự tin với quyết định của bản thân.
Angelos, S.A.F.E team