Đánh giá vè tính chân thực của báo cáo tài chính – The Golden Newsletter Vietnam
4 replies
25/10/2018

Xin chào safe team. Đầu tiên, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những nỗ lực và đóng góp của các bạn đến cộng đồng đầu tư giá trị. nhờ những ấn phẩm đầu tư của các bạn mà tôi đã hiểu thêm và bồi đắp được rất nhiều kiến thức trong đầu tư. Tôi thấy rằng, khi phân tích một doanh nghiệp ngoài phân tích định tính, thì phân tích định lượng cũng là một phần rất quan trọng. Tuy nhiên, có một vấn đề tôi vẫn luôn băn khoăn là liệu BCTC đã được kiểm toán của doanh nghiệp có thực sự chân thực, không bị “make up/cook” hay không? xin hỏi, khi phân tích các bạn có phương pháp nào để đánh giá và xác định được tính chân thực của BCTC? Nếu bị cook, làm cách nào để tìm ra được số liệu thực ẩn giấu trong đó?
Thứ 2, tôi thấy khi phân tích doanh nghiệp, các bạn phân tích rất kỹ tình hình doanh thu /chi phí của các mảng kinh doanh của công ty, tuy nhiên trong BCTC của công ty tôi thấy đa phần là không nêu rõ tình hình doanh thu, lợi nhuận ( lãi/lỗ) của mỗi mảng. ( ví dụ cổ phiếu FOX). vậy làm thế nào một nhà đầu tư cá nhân có thể tìm kiếm những thông tin đó. xin chân thành cảm ơn các ý kiến tư vấn của các bạn và chúc các bạn ngày càng thành công.

4 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Trong lúc chờ đợi câu trả lời của BBT, mình chia sẻ và thảo luận thêm một vài ý kiến của mình về vấn đề chân thực của BCTC:
    1. BCTC của DN có thực sự chân thực hay không? => “Có trời mới biết là chân thực hay không chân thực”. Tuy nhiên dưới góc độ mình nhìn nhận và xem xét BCTC thì tốt nhất để biết mức độ chân thực của nó có đảm bảo và phòng ngừa rủi ro thì bạn nên nhìn nhận BCTC theo khoảng thời gian tối thiểu là 3 năm, hoặc tốt hơn và đảm bảo hơn là khoảng thời gian 5 năm.
    Và sự ưa thích của mình về một DN tốt về mặt tài chính tối thiểu phải đạt 3 tiêu chí cơ bản:
    – Có nhiều tiền, con số này phải đảm bảo trong một thời gian dài, mình lượng hóa lượng tiền khoảng 15%-20% tổng TS của DN.
    – Dòng tiền kinh doanh trên BC lưu chuyển tiền tệ, con số dương và lớn hơn tiền phải đầu tư vào tài sản cố định là tốt.
    – Khả năng sinh lợi phải cao (mình hay xem xét đồng thời cả ROIC hoặc ROE), thường mình đặt ra con số khoảng > 17%
    2. Các phần doanh thu hay chi phí theo từng bộ phận thì bạn phải đọc trên báo cáo thường niên sẽ thấy điều đó, và tất nhiên vẫn phải đọc theo khoảng thời gian.
    Hi vọng một vài ý kiến của mình có thể giúp bạn giải đáp phần nào thắc mắc của bạn.
    Thân,

    • mình xin đóng góp thêm các yếu tố sau: 1)trong báo cáo lượng tiền của doanh nghiệp, ta cần phải để ý xem lượng tiền phần lớn là gửi tại ngân hàng hay tiền tại quỹ. Nếu phần lớn lượng tiền được gửi ngân hàng thì liệu ngân hàng đó có uy tín ko, lãi suất gửi là bao nhiêu? 2) Hàng tồn kho và các khoản phải thu: khi nhìn vào báo cáo tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, ta cần phải xem lượng hàng tồn kho chiếm bn% TSNH có dấu hiệu gì bất thường trong sự gia tăng htk này ko ? nếu có công ty giải thích ra sao. Thông thường các công ty sẽ ước tính giá htk cao hơn giá hiện trường ( ví dụ như htk là 10 cái máy tính cty có thể khai là 200tr-20tr/cái trong khi ngoài thị trường chỉ bán được là 15tr/cái do lỗi thời hoặc bảo quản ko tốt dẫn đến hỏng hóc chẳng hạn). tương tự như vậy với khoản phải thu. Đối tượng, khách hàng cần thu là ai? có uy tín hay ko?. Hai case điển hình cho việc xào nấu bctc là JVC và APC. JVC có khoản htk và lượng tiền tại quỹ, khoản phải thu lớn bất thường. Nhưng giá trị thật các khoản này chưa được 1/10 giá cty kê khai. Trong bctc của APC có khoản phải thu (hay phải trả j đó tôi ko nhớ rõ) cho 1 công ty là Corpex Asia mới được thành lập và không có 1 chút thông tin khi . Đây là những case kinh điển cho việc xào nấu bctc

      • anh cũng nên để ý thêm về mục tiền chi trả nợ gốc vay cần phải tương ứng với số giảm của mục Nợ vay trong bảng cân đối kế toán .Một điều nữa là mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp như DSN TCT …do đặc thù ngành nghề ko thể tái đầu tư nên phần lớn lượng tiền làm được từ kinh doanh trả lại cho cổ đông (cổ tức) . dòng tiền cổ tức phải gần bằng dòng tiền từ kinh doanh
        . qua đây cũng mong bbt làm một bài viết ngắn về đọc báo cáo lưu chuyển tiền tệ

  • Vâng tôi là Angelos xin mạn phép thay mặt BBT trả lời,

    (1) Nhận biết gian lận tài chính – “financial shenanigans”
    Các độc giả phía trên đã trả lời sơ bộ khá tuyệt rồi. Song phải thú thực rằng lĩnh vực này đòi hỏi kinh nghiệm khá nhiều. Và không phải lúc nào ta cũng đánh giá chính xác được công ty có gian lận hay không.

    Có rất nhiều cách để kiểm tra, trong đó chúng tôi thường sử dụng 3 phương pháp mà chúng tôi cho rằng là hiệu quả nhất (cũng như các độc giả khác đã đề cập) là: thứ nhất, kiểm tra kỹ dòng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ so với lợi nhuận; thứ hai, phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc (vertical analysis), kiểm tra các khoản mục có số dư lớn bất thường; thứ ba, hiểu về mô hình kinh doanh của doanh nghiệp – nhận biết các khoản mục tài sản hoặc biên lợi nhuận bất thường.

    Nếu chúng tôi tập trung viết về đề tài này, phải mất non vài kỳ ấn phẩm là ít nhất. Nên rất mong anh có thể kiên nhẫn chờ đợi và đồng hành của chúng tôi, nhất định chúng tôi sẽ bàn sâu hơn trong tương lai – trước bối cảnh rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam thuộc dạng này vì luật lệ còn lỏng lẻo quá…

    (2) Tìm thông tin breakdown doanh thu, lợi nhuận ở đâu?
    Đúng như một độc giả ở trên nói, ta có thể tìm trong báo cáo thường niên, bản cáo bạch hoặc các báo cáo phân tích của CTCK trong trường hợp công ty không công bố công khai. Nếu ta biết cách sử dụng và thu thập thông tin từ CTCK thay vì hành động theo khuyến nghị của họ, ta sẽ thu được vô cùng.

    Tuy nhiên, việc chúng tôi phân ra như vậy âu cũng chỉ để ta hiểu hơn về mô hình kinh doanh của doanh nghiệp và triển vọng ngành nghề, đáp ứng yếu tố “meaning” và “moat” của ngài Phil Town chứ không quá quan trọng về con số chính xác 100%.

    Cám ơn câu hỏi hay của anh và chúc anh thành công trên con đường đầu tư của mình!
    Angelos

Ap 79 chính thức phát hành!

Trang “Ap cũ kỳ 78 đến 83”

Trang “Ap cũ kỳ 66 đến 77”

error: Content is protected !!