Quan điểm ngược chiều về ETF index giữa Michael Burry và Warren Buffet & Jack Bogel – The Golden Newsletter Vietnam
5 replies
10/06/2022

Xin chào BBT,

Xin lại tiếp tục với những câu hỏi về ETF, hy vọng không bị BBT thấy là hỏi dai quá

Theo Michael Burry, đầu tư vào index funds hay ETF không đòi hỏi kỹ năng phân tích giá cổ phiếu mà chỉ đầu tư vào indices trong đó có cổ phiếu các công ty, hay nói cách khác là không cần kỹ năng phân tích cơ bản (fundamental analysis) tài chính của một doanh nghiệp trước khi quyết định có mua cổ phiếu của doanh nghiệp đó hay không. Việc này dẫn đến bong bóng giá của cổ phiếu các công ty trong indices (giá vượt qua giá trị thật của cty – NV). Bong bóng kéo dài, bơm căng đủ lâu thì sẽ nổ. Và ông không ngại so sánh ETF như CDO của những năm 2008.
Nguồn https://www.bnnbloomberg.ca/the-big-short-s-michael-burry-explains-why-index-funds-are-like-subprime-cdos-1.1310874
Theo Warrent Buffet và Jack Bogle thì luôn khuyên mọi người không nên mua cổ phiếu lẻ và hãy đầu tư vào index funds trong dài hạn (buy right, hold tight) và trong bất cứ weather nào thì vẫn cứ buy. Warrent có dẫn chứng khi so sánh giá trị các công ty hàng đầu thế giới cách đây 30 năm, đến nay thì tuy tên công ty có thay đổi nhưng giá trị các công ty trong top tăng từ 10~20 lần. Và điều đó chứng tỏ 1 điều là nền kinh tế thế giới về dài hạn luôn tăng trưởng.
Đến đây xin hỏi BBT quan điểm của Michael Burry đối với các công ty to, giá cổ phiếu tăng mạnh do tác động từ các index funds thì có gọi là bong bóng giá không và có khả năng nổ thì có chính xác không? Ý của Burry là mâu thuẫn hay là một cách bổ trợ thêm với view hold tight, vững tay trong những ngày mưa bão của Warrent Buffet và Jack Bogle.

Cám ơn BBT.

5 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Mình cũng tìm hiểu về chủ đề này. Xin trích dẫn một vài ý bên phía không ủng hộ ETF:
    – Dr. Mike không ưa ETF: ở thị trường Mỹ, họ tạo ETF với mọi thứ. Ngay cả các cổ phiếu nằm trong rổ Russell 2000, hay thậm chí S&P 500, cũng có hơn nửa số cổ phiếu giao dịch ở mức dưới 150mil $/ngày… Rúi do sẽ tới khi các quỹ phải liên tục mua – bán các sản phẩm thanh khoản thấp này mà nó đại diện. Đó còn chưa kể tới những ETFs mô phỏng các thị trường có tính thanh khoản thấp hơn như trái phiếu, commodities,… Ở thị trường VN cũng đã từng có một mã (TCM) với lượng free-float rất thấp lọt vào rổ VN30, được ban biên tập nhắc tới. Tuy nhiên theo mình biết, ETFs sử dụng cách lấy mẫu và thay đổi tỉ trọng (khác đi so với tỉ trọng của từng chứng khoán trong index nó mô phỏng) để vượt qua rủi ro với các chứng khoán thanh khoản thấp.
    Với Mike, sự phổ biến quá mức một cách không có phân tích và rủi ro khi exit này là đặc trưng của bong bóng, như bất kỳ bong bóng nào trước đây. Có điều ông không đoán được khoảng thời gian khi nào bong bóng vỡ.Ngoài ra, một điểm mình đồng tình là việc chuyển sang passive investing này loại bỏ hành động phân tích chứng khoán, hay loại bỏ việc đi tìm “giá thật” của chứng khoán, thứ sẽ làm mặt bằng chung của giá chứng khoán tăng lên, thậm chí làm giảm cạnh tranh giữa các công ty.
    – Jack Boggle, cha đẻ của quỹ ETF đầu tiên khi cuối đời cũng nhận định: có thể sự phát triển và phổ biến của ETF có thể không phục vụ lợi ích của thị trường chung. Cụ thể, quyền biểu quyết của nhiều doanh nghiệp lớn đang vô tình rơi vào tay các thể chế đầu tư. Theo đúng nguyên tắc,họ phải phản ánh ý chí và nguyện vọng những người sở hữu thực sự các ETF này. Nhưng với phí vận hành ít ỏi, họ có rất ít động cơ để theo dõi hoạt động của ban quản trị hay tham gia một cách chủ động vào hoạt động của doanh nghiệp.
    – Peter Lynch cũng phản đối làn sóng chuyển sang passive investing. Ông cho rằng mọi người đang lên nhầm thuyền khi ông kỳ vọng nhiều nhà quản lý quỹ tài năng sẽ liên tục chiến thắng thị trường.

    Biết đâu BBT sẽ có một bài “quan điểm ngược chiều” dành cho ETF trong các số tới (cười).

  • – @Kien Co: Chúng tôi không hề có “quan điểm ngược chiều” nào về đầu tư thụ động trong dài hạn đâu anh à (cười)! Chúng tôi thấy việc đầu tư thụ động giữa một đám đông muốn đầu cơ margin 3:7 từng cổ phiếu riêng lẻ, cổ này cổ kia, muốn làm giầu nhanh thì việc đầu tư thụ động, không vay nợ gì, bỏ vào đều đặn trong dài hạn bất chấp thị trường lên xuống mới đích thực là ngược chiều…

    – Đúng như anh @Tran Chi Bang nói, chúng tôi rất tôn trọng ngài Peter Lynch & Burry nhưng có thể họ chỉ nhìn một chu kỳ bong bóng – đổ vỡ mà không nhìn lãi kép từ chỉ số qua hàng thập kỷ nếu có thể duy trì chương trình đầu tư dollar cost averaging đều đặn, hơn nữa có thể họ có lợi ích từ việc quản lý quỹ chủ động nên muốn hút bớt tiền về (cười).

    – Thật ra ngài Burry có ý rất hay là nếu tất cả mọi người đều đầu tư thụ động thì sao? Nó giống như khi tất cả mọi người đều đầu tư giá trị, các cơ hội giá rẻ (bargains) sẽ không còn nữa và thành thử triết lý đầu tư giá trị sẽ thất bại. Điều đó là quy luật cung – cầu đúng với mọi ngành chứ không chỉ ETF. Chắc chắn chúng tôi sẽ bàn về chủ đề nầy bằng một bài viết đặc biệt trong tương lai, bởi vì theo quan sát của chúng tôi về bản chất loài người và lịch sử thị trường chứng khoán, chúng tôi tin rằng:

    (1) Bản chất đố kỵ – ghen ghét của loài người về kết quả sinh lời ngắn hạn (short-term performance) luôn luôn push họ tới việc trading, đòn bẩy hòng làm giàu nhanh hơn “gã hàng xóm”, “gã đồng nghiệp bên cạnh” hoặc “gã bạn bè” nào đó họ thầm so sánh trong bụng. Do đó số người thực sự có thể đầu tư thụ động và giữ vững chương trình của mình qua hàng thập kỷ là rất hiếm hoi (họ phải rèn luyện tâm lý, kỷ luật, thậm chí có thể nói là cô độc, tự sự, khuyển nho), số đó chỉ tầm <=2% tổng số người đầu tư thụ động là nhiều (*) Mặt khác, khi chỉ số chung giảm mạnh (như giai đoạn hiện nay), tâm lý hùa theo đám đông (social proof), sợ mất mát (deprival superreaction) khiến hầu hết những kẻ nghĩ mình có thể đầu tư thụ động trước đây sợ quá bán hết ra gửi ngân hàng (cười lớn). Hệt như đợt Covid T3/2020 chúng tôi nghe nhiều NĐT Mỹ lớn tuổi kể bạn bè của họ bán phần lớn tài sản trong các index funds như Vanguard, BlackRock vì họ sợ hãi triển vọng tương lai thế giới u tối... (2) Quỹ ETF và index funds - đầu tư thụ động - đã có lịch sử từ những năm 1970s, ấy vậy mà sao mọi người thấy rõ track record, low cost, lợi ích không cần suy nghĩ nhiều của nó nhưng vẫn không có nhiều người theo? Đơn giản là vì bản chất loài người như chúng tôi kể trên. Khi thị trường bull market, họ đố kỵ - ghen ghét, lạc quan quá mức, hùa theo đám đông, sợ bị bỏ lại, bán hết các khoản đầu tư an toàn đi để chạy theo short-term performance. Ngược lại khi thị trường bear market, họ sợ bị mất mát, họ nghe báo đài media định hướng, họ nghe chuyên gia dự báo kinh tế u ám, họ chạy theo đám đông một lần nữa và lại bán ra các khoản đầu tư an toàn thay vì mua vào ở mức giá rẻ. (3) Quỹ ETF & index funds có mức phí rất thấp, chỉ 0.1%/NAV/năm trở xuống nên rất ít kẻ trong phố Wall có được hoa hồng nếu bán nó. Do đó, một lần nữa, bản chất tâm lý động lực tiền bạc (incentives reaction) của phố Wall cản nó đến việc thúc đẩy đầu tư thụ động, thay vào đó chúng sẽ "lùa" người ta vào các thương vụ IPO, SPAC đắt đỏ, hoặc các tài sản "lạ" nào đó như MBS, CDO, Crypto/NFT mà người ta không hiểu rõ, để thu phí hoa hồng & lợi nhuận cực lớn từ việc "front running"! Như vậy, dù không có số liệu chính xác, chúng tôi tin rằng chính bản chất tâm lý loài người đã cản trở việc tất cả đám đông có thể đầu tư thụ động đều đặn và dài hạn hàng thập kỷ đúng như lời khuyên của Jack Bogle hay ngài Buffett. Chỉ có số ít 2% nào đó mà đi ngược, cô độc, tự sự, khuyển nho, kỷ luật mãi mãi mới có thể làm được chuyện đó (*) S.A.F.E

  • Về cuối đời… Ngài Warren khen ngợi và đánh giá cao ETF đối với Nđt cá nhân. Đối với tôi vậy là đủ. Câu trả lời về bản chất con người là vô cùng đúng đắn. Thanks

  • BBT có quan điểm như thế nào về các sản phẩm ETF hiện nay trên thị trường Việt Nam? Liệu nhà đầu tư cá nhân với tầm nhìn dài hạn 10-15 năm như tôi thì nên đầu tư vào quỹ ETF chỉ số nào (VN30, VN50, VNMIDCAP hay VN100…)?
    Thanks

Ấn phẩm 78 sắp phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!