Theo phương pháp S.A.F.E thì đầu tư vào TLH với giá 10.5 có hợp lý không – The Golden Newsletter Vietnam
3 replies
01/06/2018

Tôi đang đầu tư vào TLH, doanh nghiệp mà tôi nghĩ có biên độ khá an toàn. P/e = 2.7, p/b = 60%, VCHS tương đương nợ. Tôi dành 80% tài sản để mua nó
Tuy nhiên đó là cảm tính của tôi, vậy tôi mua thế có rủi ro ko, hiện tại đã mất 12%.

3 comments

Leave a Reply to Nghĩa Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Hi anh, rất mong được biết quý danh của anh.

    Quả thực gặp những câu hỏi dạng khuyên bảo nên mua/bán cổ phiếu như thế nào, chúng tôi rất ngại trả lời. Vì việc quyết định này nên thuộc vào lập luận và tư duy định giá của mỗi cá nhân.

    Anh hỏi mua TLH ở giá đó, và với tỷ trọng danh mục như vậy có rủi không? Tôi xin mạn phép nói ra một vài suy nghĩ như sau – dù tôi có thể sai lắm:

    – Thứ nhất là tôi nghĩ anh nên có một chút đa dạng hóa trong danh mục đầu tư để giảm rủi ro vi mô hoặc rủi ro chu kỳ của ngành Thép nếu có. Nếu anh thực sự tự tin, hiểu rõ ngành, hiểu rõ lợi thế cạnh tranh và ban lãnh đạo công ty, thì anh hãy nên đầu tư phần lớn danh mục. Nếu không, việc đầu tư trên 50% tài sản vào một cổ phiếu mà ta không hiểu rõ/không có quyền kiểm soát là khá rủi ro.

    Anh sẽ hỏi tôi làm thế nào để biết mình hiểu rõ hay không? Anh có thể áp dụng bộ tiêu chí 4M của ngài Phil Town mà chúng tôi đã nêu trong ấn phẩm X vừa rồi để phân tích công ty. Nếu chỉ 1/4 yếu tố trên mà không thỏa mãn thôi, thì anh đã nên suy nghĩ lại về quyết định của mình rồi.

    – Thứ hai, như một đọc giả có hỏi chúng tôi gần đây về case SHB, việc đầu tư vào những cổ phiếu chu kỳ như tài chính, bất động sản, vật liệu xây dựng cần sự phỏng đoán chu kỳ kinh tế rất tốt. Ngay cả khi định giá P/E, P/B có vẻ rẻ, sự đảo chiều của chu kỳ kinh tế có thể khiến lợi nhuận (earnings) của các công ty này đảo chiều, và mức P/E tăng vọt lên hẳn. Nên do đó việc anh nhận định về chu kỳ kinh tế có đúng hay không rất quan trọng.

    Chúc anh luôn kiên định trên con đường đầu tư của mình!
    Angelos

    • Cảm ơn Anglelos,

      Tôi là Nghĩa, tình cờ tìm kiếm các phương pháp đầu tư thì tìm thấy https://newslettervietnam.com/ nên xin tư vấn.

      Quả thật bây giờ tôi chưa xác định được phương pháp đầu tư mà mình sẽ theo. Tôi nghĩ có được 1 phương pháp luận tốt và mình hiếu về nó sẽ làm cho mình kiên định hơn.

      Năm 2017 tôi làm theo như cách của Schloss, kết quả 2/15 mã cho tôi kết quả vượt trội (100%-400%), Tuy vậy chung quy lại kết quả cả năm cũng không cao (13 mã còn lại biến động rất ít). Có thể là thời gian chưa đủ lâu (3 năm).

      Tâm lý chiếm phần lớn trong quyết định của tôi, 2017 là năm thị trường giá lên đặc biệt với các ngành : ngân hàng, bất động sản, chứng khoán. Sự biến động giá của các ngành này so với danh mục của tôi khá lớn, dẫn đến cơ cấu danh mục thay đổi. Và đến hết tháng 4/2018 thì thành quả của 2017 bay mất.

      Một suy nghĩ về biên độ an toàn (theo cách nghĩ của tôi), tập trung vào 1 vài mã CP mà nó tương lai có thể diễn biến như sau :

      1. Đặc điểm cổ phiếu
      – Giá tương đối rẻ : P/B, P/E
      – Chia cổ tức 4 năm liên tục (ngoại trừ trường hợp đặc biệt – Tôi thích thu hồi vốn định)
      – Nợ không quá cao (@ Tôi chưa bao giờ dùng Margin)
      – ROE ổn so với ngành

      2. Các kịch bản có thể xảy ra :
      Case 1 : Nếu CP đầu tư tăng giá 10% –> nguyên
      Case 2 : Nếu CP giảm giảm giá nhưng cổ tức trong năm tương đương lãi suất ngân hàng –> nắm giữ (10%/vốn tôi đã hài lòng)
      Case 3: Nếu CP giảm giá do ngành thoái trào –> Bán nhanh

      Do không có thời gian nên tôi nghĩ mình nên đầu tư theo kiểu bị động (nhưng suy nghĩ thì hay dao động). Sẽ vững tâm hơn nếu làm theo như F.Fisher. Sẽ vững tâm hơn nếu làm theo như F.Fisher. Năm 2018 tôi đang đi theo Case 2, giải ngân 80% vào TLH tất nhiên là với sự đấu tranh bản thân khá lớn.

      Tôi sẽ tìm hiểu nhiều hơn về các bài viết của S.A.F.E

      • Vâng rất cám ơn chia sẻ của anh về phương pháp (mental model) mà anh chọn lựa các cơ hội đầu tư. Nếu mỗi người trong chúng ta đều có tư duy hệ thống như vậy, thì thị trường sẽ văn minh hơn hiện tại rất nhiều.

        Tôi chỉ có chút góp ý rằng dạo trước, vào giai đoạn 2011-2013, phương pháp của tôi cũng có phần nhiều định lượng giống anh. Song sau khi trải qua nhiều sai lầm, những tiêu chí định tính (qualitative) đã trở thành một thành phần không thể thiếu trong các quyết định đầu tư của tôi.

        Nếu được, anh có thể tham khảo bộ tiêu chí 4M (Meaning, Moat, Management, Margin-of-safety) của ngài Phil Town, tôi cho là rất toàn diện và hợp lý đối với một nhà đầu tư cá nhân. Việc đánh giá như vậy giúp ta giảm thiểu rủi ro, ngủ ngon và nắm giữ bền vững khoản đầu tư của mình.

        Chúc anh sớm tìm ra chân lý cho bản thân!
        Angelos

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!