Tin tức T8.2020: Bẫy nợ nần hậu dịch, giải pháp cho TTCK, ngài Buffett mua cổ phiếu Nhật, IPO Ant Financials & AstraZeneca – The Golden Newsletter Vietnam
Chuyển động tin tức trong ấn phẩm kỳ 38 – ấn phẩm cập nhật phân tích giai đoạn nửa đầu 2020 – đã phát hành tối ngày 09/09/2020 vừa qua: https://newslettervietnam.com/an-pham-dau-tu-gia-tri-38/
Đặt mua ấn phẩm cũ: https://newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu/

1> Bộ Tài chính gửi văn bản trả lời các kiến nghị của Hiệp hội tư vấn tài chính VN (VFCA)

Thứ nhất, Bộ Tài chính nêu rõ quan điểm hạn chế các biện pháp kỹ thuật trên TTCK như ngắt mạch giao dịch, điều chỉnh biên độ dao động bởi vì nó không hề giúp ngăn đà giảm giá, mà còn ảnh hưởng lớn hơn đến niềm tin của nhà đầu tư.

Thứ hai, theo kiến nghị của VFCA về kéo dài thời hạn hỗ trợ giá các loại dịch vụ chứng khoán, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 70/2020 ngày 17/7/2020, nhằm kéo dài hiệu lực thi hành của Thông tư số 14/2020 đến hết ngày 30/6/2021.

Thứ ba, theo kiến nghị của VFCA về việc thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn DN Nhà nước để tạo thêm nguồn cung cho TTCK, Bộ Tài chính cho biết, vấn đề này đang rất được Chính phủ, Thủ tướng đặc biệt quan tâm và chỉ đạo sát sao. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện còn khá chậm (28% kế hoạch).

Bên cạnh đó, các giải pháp như giao dịch T+0, cải tiến hệ thống bù trừ theo cấu trúc của Korean Exchange (KRX) cũng là một giải pháp đáng quan tâm.

2> Dịch bệnh có thể đẩy hàng triệu người Châu Âu và các quốc gia phát triển khác vào bẫy nợ nần 

Mạng lưới Nợ Tiêu dùng châu Âu (ECDN) – tổ chức phi chính phủ đấu tranh chống lại tình trạng nợ nần quá mức ước tính 10% hộ gia đình trong Liên minh châu Âu (EU) đang có vấn đề về nợ. Một nghiên cứu của hãng tư vấn Bruegel thì cho biết kể cả trước khi đại dịch xảy ra, gần một phần ba hộ gia đình châu Âu đã không đủ tiền cho các chi phí phát sinh. Các hộ gia đình tại các quốc gia Nam Âu thậm chí còn có “tài chính mong manh hơn”. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra hệ thống tài chính sẽ bị lung lay khi số vụ vỡ nợ tăng vọt.

Theo Viện Tài chính Quốc tế, các hộ gia đình trên khắp thế giới hiện đang mắc nợ hơn 12.000 tỷ USD. Tại Australia, quốc gia có mức nợ hộ gia đình cao nhất trong số các quốc gia G20, nhà cho vay lớn nhất Commonwealth Bank, cho biết các đường dây hỗ trợ tài chính của họ đang nhận được gấp 8 lần số lượng cuộc gọi thông thường. Số lượng truy vấn tương tự cũng khiến các công ty cho vay ở Mỹ tăng vọt, nơi số dư thẻ tín dụng tăng lên mức kỷ lục 930 tỷ USD.

3> Nhiều người vay nhà thế chấp đang có dấu hiệu mất khả năng thanh toán vì giảm thu nhập và gánh trên vai đòn bẩy nợ vay quá lớn

Đúng như dự đoán của chúng tôi kể từ năm 2019, sau hai năm “quá tốt để trở thành sự thật” (too good to be true) cho ngành BĐS 2017 & 2018 với khối lượng giao dịch khổng lồ ở mọi phân khúc, từ nhà phố, đất nền, căn hộ cho đến condotel/officetel/kỳ nghỉ dưỡng đầy rủi ro, sau 1-2 năm lãi suất ân hạn từ các ngân hàng thương mại và nền kinh tế thịnh vượng cuối chu kỳ, nay nhiều người mua nhà cá nhân với lượng nợ vay thế chấp quá lớn (lãi suất hiện tại 11%-13%/năm), đã bắt đầu có dấu hiệu chậm trả, và buộc phải bán cắt lỗ để duy trì tình hình tài chính.

Báo chí và nhiều người chúng tôi biết cũng đã thú sự thật trên, tuy nhiên vấn đề nhiều bên “bullish” phản biện rằng nếu vậy tại sao không có hiện tượng “domino”, giá BDS không giảm sâu? Câu trả lời của chúng tôi chính là: ta hãy đợi thêm 1-2 năm nữa nhé! Có thể chính sách lãi suất ân hạn được kéo dài thêm một thời gian, song chúng khó có thể kéo dài vĩnh viễn và đi quá xa rời với thu nhập thực tế từ đại bộ phận cư dân.

4> Ngài Buffett công bố một thương vụ đầu tư “đi ngược đám đông’ thú vị khi rót 6 tỷ USD vào 5 công ty Nhật Bản với định giá khá rẻ so với TTCK toàn cầu

Vào sinh nhật tuổi 90 của mình, ngài Buffett công bố National Indemnity – công ty con thuộc hạng lâu đời nhất của tập đoàn Berkshire Hathaway – đã mua lại cổ phần tương đối cao trên 5.0% suốt 12 tháng qua, và có thể sẽ gia tăng lên đến 9.9% tại 5 tập đoàn đa ngành nổi tiếng của Nhật Bản, bao gồm: Sumitomo, Mitsubishi, Mitsui, Marubeni và Itochu.

Điểm mà ít người nhận ra ở thương vụ nầy, chính là việc các công ty trên có mức định giá P/E rẻ đến không ngờ, chủ yếu do tình trạng giảm phát dẫn đến EPS giảm đều nghiêm trọng tại Nhật Bản nhiều năm qua, cụ thể: Sumitomo (P/E 5.3x), Mitsubishi (P/E 5.7x), Marubeni (P/E 4.6x), Itochu (10.8x), Mitsui Co (P/E 8.8x).

Song xét đến các cổ phiếu trên được định giá bằng đồng JPY, thứ tài sản an toàn trong bối cảnh lãi suất thấp kỷ lục tại nhiều quốc gia cùng tình trạng “bull market” hỗn loạn hiện tại, thì đây quả thực là một nước cờ đầy kinh nghiệm và đúng chất “đi ngược đám đông” của một huyền thoại đầu tư giá trị…

5> Ant Financials – cánh tay fintech của ngài Jack Ma & Alibaba – lập kế hoạch IPO trong thời gian ngắn sắp tới tại TTCK Hong Kong

Với thị phần thanh toán 50% tại Trung Quốc, cùng lợi nhuận rất lớn từ platform cho vay P2P, cùng platform quản lý tài sản và tiền gửi tiết kiệm Yue Bao cùng Tianhong Asset Mgmt, Ant Financial là một trong những công ty tư nhân lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Công ty có trụ sở tại Hàng Châu sẽ phát hành lượng cổ phiếu không dưới 10% tổng giá trị vốn hóa của mình. Chỉ trong nửa đầu năm 2020, Ant đã tạo ra doanh thu 72,5 tỷ tệ, tương đương 10,5 tỷ USD. Năm 2019, công ty này có doanh thu 120,6 tỷ tệ. Công ty đã báo lãi 21,2 tỷ tệ trong nửa đầu năm. Những nguồn thạo tin cho biết, công ty đang hướng tới mục tiêu được định giá khoảng 225 tỷ USD và đợt IPO này được kỳ vọng mang về 30 tỷ USD nếu thị trường thuận lợi.

Ấy vậy mà cổ đông tập đoàn Alibaba chưa hẳn là người hưởng lợi, bởi vì cổ phần của công ty mẹ tại đây chỉ xấp xỉ 33%, người hưởng lợi nhất chính là đội ngũ điều hành cùng Jack Ma với cổ phần sở hữu riêng lên đến 15%, có thể bằng một nửa tài sản của ông hiện tại ($30 tỷ)

6> Hãng dược hàng đầu thế giới AstraZeneca của Anh tạm ngừng thử nghiệm vaccine AZD1222 khi một tình nguyện viên tham gia mắc bệnh lạ

“Là một phần của quá trình thử nghiệm ngẫu nhiên, có đối chứng trên toàn cầu về vắc xin AZD1222, chúng tôi đã khởi động quy trình đánh giá tiêu chuẩn và chúng tôi tự nguyện tạm dừng thử nghiệm để cho phép một ủy ban độc lập tiến hành đánh giá về dữ liệu an toàn của vắc xin này” – người phát ngôn của AstraZeneca thông báo ngày 8-9.

AstraZeneca là 1 trong 9 công ty hiện đang bước vào thử nghiệm giai đoạn 3 – giai đoạn cuối cùng – các vắc xin COVID-19 tiềm năng. Tại Mỹ, AstraZeneca đã bắt đầu thử nghiệm trên 30.000 tình nguyện viên kể từ ngày 31-8. Theo đó, AstraZeneca cùng với 8 công ty khác đã ký vào một cam kết không nóng vội xin phê chuẩn vắc xin mà sẽ chờ cho đến khi có đầy đủ dữ liệu chứng minh vắc xin an toàn, hiệu quả.

Saigon, đăng lại ngày 10.09.2020, bởi S.A.F.E team – TGN

TGN_S.A.F.E Team

Đội biên tập S.A.F.E

View all posts

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!