Trích đoạn trong ấn phẩm kỳ 53, ấn phẩm bán khống cuối cùng, phát hành T1/2022 vừa qua (https://newslettervietnam.com/an-pham-dau-tu-gia-tri-53/)
Đặt mua ấn phẩm đầu tư giá trị đầu tiên & duy nhất tại Việt Nam – TGN: https://newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu/
@Mr. Scott Fearon: Khi tôi bắt đầu làm ra chút tiền từ quản lý quỹ, tôi ăn ngoài khá nhiều, trong đó ẩm thực Cajun là món tôi thích nhất! Nhiều năm ở Houston, tôi cho rằng ở đây có nhiều nhà hàng Cajun hơn cả, nên lúc chuyển qua San Francisco, việc tìm một quán ăn Cajun ngon còn khó hơn lên mặt trăng.
Cuối cùng, tôi quyết định đem khẩu vị miền Nam lên đây. Và thú vị thay, dù đã bán khống nhiều công ty, song giống như nhiều doanh nghiệp thất bại khác, tôi đã bỏ qua yếu tố quan trọng nhất cho một mô hình kinh doanh thành công: khách hàng của tôi.
Tôi có thể viết cả một quyển sách cho lần khởi nghiệp thất bại nầy, nó như một vở hài kịch, song tràn đầy nước mắt của chính tôi vậy: tôi đã kí hợp đồng thuê mặt bằng tại Mill Valley, California (@S.A.F.E: phía Bắc gần San Francisco) 1 tuần sau khi sự kiện khủng bố 11/9 xảy ra; tôi đã bảo lãnh thẻ tín dụng cho đầu bếp của mình để rồi nhận ra có khoản lên đến 10 nghìn USD chỉ dành cho việc “cấy tóc”; trong 3 năm tồn tại, có hẳn 5 lần tôi phải thay toàn bộ đầu bếp và managers chỉ vì hai gã mâu thuẫn với nhau; nhiều lần nhóm lau dọn xuyên tối đã “set-off” chuông báo cháy và tôi phải đến đó xử lý thiệt hại với đội chữa cháy lúc 3 giờ sáng và ngồi một mình lặng thinh…
Tất nhiên, mọi nhà hàng đều có vấn đề. Song nếu bạn thua lỗ từ 10-20 nghìn USD mỗi tháng cho những đồng tiền bạn kiếm ra khó khăn, thì vấn đề đó không đơn giản chút nào. Và điều làm tôi đau đớn hơn cả chính là: thức ăn của chúng tôi không hề dở, mà thậm chí rất ngon!
Dù vậy, việc mở một nhà hàng Cajun tại Mill Valley đơn giản là một “bad fit”. Những người ở đây hầu hết là thế hệ boomers da trắng, họ thậm chí còn treo cờ Cộng Hòa ở cửa sổ. Đó dường như là đặc tính miêu tả thức ăn của họ: đồ chiên rán, nhiều bơ và béo. Nói cách khác, nhà hàng của tôi là thứ đối nghịch hoàn toàn với những gì mà người ở đây muốn đi ăn. Song bởi vì tôi quá thích món Cajun của mình, tôi tin rằng mình có thể “educate” họ và đem họ với ẩm thực miền Nam. Sau 1 triệu USD tiếp theo, tôi đã hiểu rằng: họ quá lớn tuổi để thay đổi khẩu vị!
Sau khi tôi buộc phải giải thể nhà hàng của mình, người thuê tiếp theo làm món cực kỳ cơ bản: cá hồi, steak, khoai tây nghiền tỏi, salads, một vài món mì Ý, và lạ lùng thay, nhà hàng của họ lúc nào cũng kín chỗ!
Dù đau buồn vì thua lỗ, tôi đã học ra được một bài học lớn. Không từ bỏ ẩm thực Cajun vì tin rằng đây vẫn là thị trường ngách tiềm năng, tôi mở một quán ăn Cajun khác tại Berkeley, nơi tràn đầy các trường đại học/cao đẳng với dân số trẻ, đa dạng chủng tộc và thích trải nghiệm nhiều ẩm thực. Có thể nói, món ăn trên menu của tôi lúc bấy giờ nhiều khi còn không ngon bằng cửa hàng đầu tiên đâu, song tôi đã đánh trúng khách hàng: business booming trở lại, và tôi gấp đôi diện tích lên mới chứa hết nổi khách hàng đặt trước dịp cuối tuần.
Có thể nói, tôi đã thoát ra khỏi hố sâu với chi phí rẻ: chỉ 1 triệu đô la. Tôi từng nhìn thấy nhiều người chủ, nhiều doanh nghiệp còn mất rất, rất nhiều tiền hơn thế, họ là những trung thực, nỗ lực hết mình, song đáng tiếc thay, họ làm ra một sản phẩm tuyệt vời nhưng lại cố gắng bán nó cho những tập khách hàng không phù hợp (*)
(@S.A.F.E: Câu chuyện kết thúc có hậu của Mr. Scott Fearon rất đúng và đầy trải nghiệm, nó làm chúng tôi nhớ đến câu châm ngôn về khởi nghiệp nhà hàng rất hay:
Nếu bạn ghét ai đó, hay xúi họ mở nhà hàng đi! |
Am hiểu khẩu vị ẩm thực của khách hàng là một việc không hề dễ, đó là chưa tính đến lượng đối thủ cạnh tranh cứ mở mới mỗi tuần, mỗi tháng không đong đếm nổi! Ngoài ra, đặc tính phụ thuộc đầu bếp (chef), khó quản lý dẫn đến khó scale cũng là yếu tố vô cùng đáng lưu tâm.
Chúng tôi học được điều nầy rất sớm nên luôn luôn tránh xa việc mở nhà hàng, mở quán cafe hay mở cửa hàng thời trang truyền thống – top 3 nơi “nướng tiền” nhiều nhất của những người trẻ muốn khởi nghiệp. Nhiều lúc chúng tôi cũng tự hỏi tại sao 3 ngành đó lại luôn là ý nghĩ đầu tiên cho việc kinh doanh của nhiều người đến như vậy? Có lẽ rào cản gia nhập ngành thấp là lí do chính.
Tuy nhiên không thể phủ nhận thực tế rằng đặc tính khó khăn của 3 ngành trên là trường kỳ tại Việt Nam, đòi hỏi người chủ phải rất am hiểu khách hàng, lợi thế cạnh tranh, phân bổ vốn hiệu quả, tư duy mở, sẵn sàng đối diện thực tế và liên tục đổi mới để đánh trúng khách hàng…)
Saigon, đăng lại T1.2022, bởi S.A.F.E team – TGN