…Có nhiều lí do đằng sau quyết định gây bất ngờ nầy, không hề để tăng nguồn thu cho ngân sách, mà (1) thúc đẩy thịnh vượng chung “Fuyu“: từ lâu vấn nạn đầu cơ nhà đất gây bất bình đẳng thu nhập, đặc biệt giữa giới trẻ và giới trung niên giầu có U50, U60 quá lớn, làm giảm động lực lập gia đình, sinh con, ổn định việc làm của họ, thứ gây ra -> “thế hệ nằm thẳng” (tangping), lát chúng tôi sẽ bàn ngay bên phải đây (2) CCP – đứng đầu là ông Tập Cận Bình – không còn muốn trụ cột kinh tế chính phụ thuộc bất động sản nữa, mà thay vào đó là công nghệ, cả phần cứng (hardware) lẫn phần mềm (software), bao gồm các ngành như chip/chất bán dẫn, viễn thông 5G, ô tô điện, năng lượng sạch, v.v cho đến e-commerce, fintech, social, gaming, edutech, v.v đều đang được CCP “nhúng tay” rất kĩ để tránh độc quyền, thúc đẩy SMEs-startups mới…
Đến đây chúng tôi biết nhiều độc giả sẽ hỏi vậy Việt Nam thì sao? Chúng tôi cũng không thể đoán ý của Bộ Chính Trị được (cười), song đây là xu hướng tất yếu của cả phương Tây lẫn Trung Quốc, buộc phải chú trọng đến giới trẻ & công nghệ nếu không muốn suy giảm, thụt lùi dần
Chuyển động tin tức trong ấn phẩm kỳ 52 – ấn phẩm huyền thoại đầu tư giá trị Châu Á – phát hành T11/2021 vừa qua: https://newslettervietnam.com/an-pham-dau-tu-gia-tri-52/
Đặt mua ấn phẩm cũ: https://newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu/
1> Cuối T10, đầu T11/2021: Gói kích thích kinh tế dự kiến 800 nghìn tỷ của Bộ Kế hoạch – Đầu tư gây “dậy sóng” thị trường chứng khoán trong vài tuần vừa qua
Theo báo Thị trường tài chính tiền tệ, tờ trình Chương trình phục hồi & phát triển kinh tế 2022-2023 của Bộ KH-ĐT có quy mô khoảng 800 nghìn tỷ (35 tỷ USD), bằng xấp xỉ 13% GDP 2020 của Việt Nam nhằm duy trì tăng trưởng GDP, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế vượt qua dịch bệnh. Nguồn huy động của gói này bao gồm tiết kiệm chi thường xuyên (lương bộ máy), nâng trần nợ công (dư địa tài khóa) – phát hành Trái phiếu Chính phủ, vay định chế tài chính quốc tế, hoặc dùng quỹ dự trữ ngoại hối (nếu cần).
Dù chưa có số liệu cụ thể, dự kiến 50% của gói nầy là miễn, giảm thuế cho các khu công nghiệp, khu kinh tế và các ngành nghề bị ảnh hưởng. Xấp xỉ 30% là chi đầu tư công, khoảng 250 nghìn tỷ trải đều từ 2022-2025 (như case VLB chúng tôi đã ptich trên), 20% cuối cùng là kích cầu trực tiếp bằng trợ cấp cho người yếu thế, hỗ trợ vốn vay hoặc lãi suất vay trực tiếp cho SMEs, thậm chí SCIC và Ủy ban quản lý vốn hoặc đơn vị tương tự sẽ rót vốn cổ phần trực tiếp.
Với % GDP như trên và phân bổ tỷ trọng như vậy chúng tôi hoàn toàn đồng tình, song cũng như nhiều đại biểu Quốc hội đã cảnh báo bài học 2009-2010, cần tránh trục lợi chính sách, tiền nóng chảy vào đầu cơ BĐS – chứng khoán gây bất ổn dài lâu.
2> 30/10/2021: Chính quyền Trung Quốc (CCP) gây sốc khi quyết định thí điểm đánh thuế tài sản bất động sản nhà ở (property tax), dự kiến 0.2%-1.0%/giá trị thẩm định/năm
Theo bản tin tài chính – kinh doanh VTV đưa tin (https://bit.ly/30vXmeJ), CCP dự kiến sẽ thí điểm đánh thuế tài sản BĐS nhà ở – tức buộc chủ sở hữu phải nộp % tài sản của mình – dự kiến 0.2% đến 1.0% giá trị thẩm định mỗi năm, đầu tiên tại các tỉnh có giá BĐS cao như Thẩm Quyến (silicon valley của TQ), Bắc Kinh, Trùng Khánh, v.v trước khi nhân rộng.
Có nhiều lí do đằng sau quyết định gây bất ngờ nầy, không hề để tăng nguồn thu cho ngân sách, mà (1) thúc đẩy thịnh vượng chung “Fuyu“: từ lâu vấn nạn đầu cơ nhà đất gây bất bình đẳng thu nhập, đặc biệt giữa giới trẻ và giới trung niên giầu có U50, U60 quá lớn, làm giảm động lực lập gia đình, sinh con, ổn định việc làm của họ, thứ gây ra -> “thế hệ nằm thẳng” (tangping), lát chúng tôi sẽ bàn ngay bên phải đây (2) CCP – đứng đầu là ông Tập Cận Bình – không còn muốn trụ cột kinh tế chính phụ thuộc bất động sản nữa, mà thay vào đó là công nghệ, cả phần cứng (hardware) lẫn phần mềm (software), bao gồm các ngành như chip/chất bán dẫn, viễn thông 5G, ô tô điện, năng lượng sạch, v.v cho đến e-commerce, fintech, social, gaming, edutech, v.v đều đang được CCP “nhúng tay” rất kĩ để tránh độc quyền, thúc đẩy SMEs-startups mới…
Đến đây chúng tôi biết nhiều độc giả sẽ hỏi vậy Việt Nam thì sao? Chúng tôi cũng không thể đoán ý của Bộ Chính Trị được (cười), song đây là xu hướng tất yếu của cả phương Tây lẫn Trung Quốc, buộc phải chú trọng đến giới trẻ & công nghệ nếu không muốn suy giảm, thụt lùi dần!
3> 28/10/2021: Thế hệ nằm thẳng (tangping) – một biến thể khác của hikikomori Nhật Bản – đang thách thức mục tiêu “thịnh vượng chung” của Chính quyền TQ
Bức ảnh minh họa khá đáng nhớ trên của tờ South China Morning Post đang thể hiện nên thực trạng mà chính lãnh đạo TQ cũng phải “sợ hãi”: đó là thế hệ nằm thẳng (tangping – lying flat).
Sự hình thành tangping là hệ quả của bộ phận giới trẻ – không hẳn là vì lười biếng – đang chịu áp lực từ quá nhiều phía: (1) giá nhà ở cao ngất ngưởng, gấp 45-60 P/E so với lương một năm chưa ăn tiêu gì của họ (2) cạnh tranh công việc ngày càng gay gắt, tăng giờ làm, văn hóa “996” (9h sáng – 9h tối – 6/7 ngày) (3) chưa kể đến các gánh nặng về nợ vay nhà, vay tiêu dùng, nuôi bố mẹ, anh chị em dưới quê khác…
Họ cho rằng nếu có làm việc vất vả thêm 40-50 năm nữa thì cũng không thể dư được đồng nào, có khi còn “đột tử giữa đường” với núi stress nên đã từ bỏ việc làm, tìm sự tự do tự tại. Đây không hẳn giống hikikomori của Nhật Bản (ấn phẩm 51 vừa qua), nhưng hệ lụy là tương tự, bao gồm giảm cầu tiêu dùng – chữ “C” chiếm 60%-70% tăng trưởng GDP, tăng tỷ lệ thất nghiệp, tăng tệ nạn và bất ổn của xã hội, v.v
Vì lẽ nầy, CCP đứng đầu ông Tập Cận Bình đang làm mọi cách để vực dậy giới trẻ, từ truyền thông, đến siết chặt/loại bỏ văn hóa “996”, giảm bất bình đẳng thu nhập và ngành BĐS.
Saigon, đăng lại ngày 01.12.2021 – giữa thời đại thông tin nhiễu loạn, bởi S.A.F.E team – TGN