Châm ngôn đầu tư: Hãy cẩn thận với những kẻ “giả vờ” đầu tư giá trị (value pretenders), ngài Seth A. Klarman – The Golden Newsletter Vietnam

Trích dẫn, lược dịch và bình luận thêm từ quyển “Margin-of-safety”, 1990, chương “A value-investment philosophy” bởi ngài Seth A. Klarman, huyền thoại của Baupost Group

Châm ngôn đầu tư trích trong ấn phẩm cũ kỳ 46, phát hành T5.2021: https://newslettervietnam.com/an-pham-dau-tu-gia-tri-46/
Đặt mua ấn phẩm đầu tư giá trị cũ (old issues) của TGN: https://newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu/

@Ngài Seth A. Klarman: “…Đầu tư giá trị là một trong những thuật ngữ được lạm dụng quá nhiều và không nhất quán nhất trong lĩnh vực đầu tư. Rất nhiều chiến lược rộng rãi khác đều sử dụng “đầu tư giá trị” như một từ thịnh hành. Ấy vậy mà phần lớn trong số đó chẳng hề liên quan một chút nào triết lý đầu tư cơ bản được sáng lập ra bởi ngài Benjamin Graham!

Việc cố ý sử dụng sai triết lý này được đẩy nhanh trong giai đoạn giữa thập kỷ 1980s, khi mà những huyền thoại đầu tư giá trị đích thực quá thành công đến mức sự nổi tiếng của họ được công chúng biết đến rộng rãi như Buffett tại Berkshire Hathaway Inc., Michael Price &  Max L. Heine tại quỹ Mutual Series Fund Inc., hay Bill Ruane & Richard Cunniff tại quỹ đầu tư giá trị Sequoia Fund Inc., cùng nhiều tấm gương khác nữa. Chính sự ngưỡng mộ dành cho họ đã thu hút những kẻ “giả vờ” đầu tư giá trị (value pretenders), những chú tắc kè hoa trong lĩnh vực đầu tư thường xuyên tự thay đổi theo các chiến lược thịnh hành để thu hút thêm vốn từ công chúng.

Những kẻ giả vờ đó chưa bao giờ là các nhà đầu tư giá trị đích thực, những người được rèn luyện kỷ luật, và thực sự hiểu cũng như chấp nhận triết lý đầu tư giá trị từ trong thâm tâm của họ. Ngược lại, họ là những kẻ vi phạm nghiêm trọng lối hành xử cẩn trọng của đầu tư giá trị: (1) áp các mức định giá quá mức (“over-inflated valuations”) lên các cp họ mua (2) trả quá cao cho các thương vụ đầu tư, chịu rủi ro mất vốn vĩnh viễn (3) thất bại trong việc đảm bảo cho các khách hàng của mình nguyên tắc biên an toàn (@S.A.F.E: rất hay, 3 tội lỗi lớn nhất của một nhà đầu tư giá trị đích thực).

Dù vậy, trong nửa cuối của thập niên 1980s, những gã giả vờ đầu tư giá trị đã đạt được hiệu suất đầu tư đáng kinh ngạc nhờ tham gia vào các cổ phiếu nóng nhất trong đợt sốt bull-market, thứ được công chúng đánh giá cao. Tuy nhiên năm 1990 đến, khi mà các mức định giá ngất ngưởng trước đó trở về mức bình thường hóa, những “chú tắc kè hoa” đã chịu thua lỗ nghiêm trọng và dần biến mất khỏi các bảng xếp hạng.

Mặc dù trên thực tế, với độ phức tạp cao của thị trường tài chính, con số giá trị thực (intrinsic value) – cũng giống như định nghĩa về cái đẹp (beauty) vậy – nó tùy thuộc vào khả năng định giá và đôi mắt của từng người, do đó mọi cổ phiếu đều có thể là món hời đối với một người nào đó. Chính vì lẽ đó, trong ngắn hạn, rất khó để đánh giá một nhà đầu tư lạc quan là sai lầm bởi vì cổ phiếu định giá cao có thể tiếp tục cao hơn nữa một thời  gian dài sau đó – nên ai cũng có lúc tự lừa dối mình để tin rằng mình là “nhà đầu tư giá trị” nhất định.

Oái oăm thay, rất nhiều nhà đầu tư giá trị đích thực lại trở thành những kẻ lỗi thời trong giai đoạn cuối 1980s bởi vì chính họ đã từ chối tham gia vào bữa tiệc toàn những cổ phiếu định giá đủ hoặc thậm chí quá mức mà những kẻ giả vờ cho rằng còn đang là món hời, họ “underperformed” thị trường chung và những quỹ đầu cơ thịnh hành khác.

Thậm chí nhiều huyền thoại trên còn bị chính khách hàng của mình chỉ trích vì “cẩn trọng quá mức” trong ngắn hạn, thứ mà sau cùng đã giúp họ tránh được sự sụp đổ và mất vốn vĩnh viễn trong năm 1990-1991. Ngay cả như vậy, một số những kẻ giả vờ vẫn chưa từ bỏ thuật ngữ “đầu tư giá trị”. Trên những tạp chí tài chính lớn, kết quả kém của những quỹ đầu tư giá trị hầu hết đến từ những kẻ giả vờ nhiều hơn những nhà đầu tư giá trị đích thực.

Đầu tư giá trị là một triết lý thoạt nhìn trông thật đơn giản, song thực tế lại không hề dễ cho việc thực hành!

Những nhà đầu tư giá trị đích thực không hề là các nhà toán học, phân tích “thần kỳ” chuyên sử dụng thuật toán máy tính phức tạp để tìm ra cơ hội đầu tư hay định giá trị thực bằng các models phức tạp. Việc khó nhất chính là tinh thần kỷ luật thép, đức kiên nhẫn vô tận và niềm tin vào phán đoán logic của bản thân (@S.A.F.E: rất đúng).

Nhà đầu tư nhất định cần kỷ luật để tránh xa các khuyến nghị mua kém hấp dẫn được “ném” tới mình, và kiên nhẫn chờ đợi một cú ném hợp lý, cùng một phán đoán lí trí để biết khi nào nên đánh chính xác…”

Saigon, đăng lại một Tối vui vẻ 23.02.2022, Europos & Filologos

TGN_Filologos

Tổng biên tập, Cố vấn đầu tư cao cấp
filologos@newslettervietnam.com

View all posts

Ấn phẩm 78 sắp phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!