Đặt mua ấn phẩm đầu tư giá trị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam – TGN: https://newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu/
@Ngài Mohnish Pabrai:
“Thật ra không có thứ gì gọi là bẫy giá trị (value traps) cả.
Đó chỉ là sai lầm trong phân tích của chúng ta!”
@S.A.F.E: Với bản chất đi ngược thị trường (contrarian) của mình, rất khó để NĐT giá trị chấp nhận rằng mình sai lầm ở một case giá rẻ khi đã dành nhiều thời gian làm bài tập về nhà “due-diligence” các thứ, trong khi đám đông thị trường cẩu thả, đầu cơ ngoài kia lại đúng (!)
Tuy nhiên, cũng đồng tình với ngài Munger trong đại hội Berkshire AGM 2023 vừa qua, với thời đại Internet ngày nay, nơi mà mọi người đều có thể tiếp cận thông tin doanh nghiệp gần ngang nhau, đặc biệt các số liệu báo cáo tài chính cộng với sự áp dụng của AI, công nghệ lọc cổ phiếu, algorithms, v.v thì chúng tôi cũng nhận thấy sự thật buồn rằng những món hời inefficiencies ngày càng hiếm hoi. Nói cách khác, một công ty chất lượng cao với giá rẻ mạt là rất khó tìm, trừ những trường hợp Đại khủng hoảng rất đặc biệt, nơi nhiều lúc chính chúng ta cũng không có dòng tiền (cash flows) để tận dụng nếu không chuẩn bị trước.
Vì vậy, chúng ta phải sẵn sàng tinh thần rằng những case có định giá rẻ mạt (chẳng hạn trên góc độ P/E, P/B, P/FCF) nhiều khả năng có chất lượng định tính thấp: bao gồm triển vọng ngành nghề, lợi thế cạnh tranh, tình hình tài chính vay nợ đòn bẩy nguy hiểm hoặc một ban quản trị không đáng tin cậy, tham nhũng, kém cầu tiến hoặc sở hữu rất ít cổ phiếu, không aligned-interest với cổ đông thiểu số, v.v
Tất cả những lí do định tính, chất lượng kém trên có thể biến một món hời thành một “Value Trap”, hay bẫy giá trị, nơi chúng có thể không bao giờ được realized lên mức định giá trung bình ngành hoặc một vùng định giá mà chúng ta chủ quan cho là hợp lý, vì thị trường cho rằng có nhiều rủi ro về mặt định tính hơn chúng ta nghĩ ban đầu.
Do đó, bài học ở đây, đúng như ngài Mohnish Pabrai nói, là chấp nhận sự thật rằng chính chúng ta có thể mắc sai lầm trong khâu phân tích định tính (qualitative analysis) về doanh nghiệp bất cứ lúc nào, vì vậy phải rất kĩ lưỡng trong khâu nầy bằng một bộ checklists kỷ luật (!)
Và đó cũng chính là cuộc chơi chủ đạo ngày hôm nay, không còn là các số liệu tài chính dễ dàng tiếp cận nữa…
***********
Song lạc quan hơn, chúng tôi bày tỏ 3 quan điểm tích cực sau đây:
1> Thứ nhất, đầu tư là cuộc chơi lâu dài, 20-30 năm nếu ngắn, 30-50 năm trung bình, và thậm chí >50 năm như cách ngài Munger, Buffett đã làm. Các sai lầm trong phân tích định tính có thể không đáng kể trong một cuộc chơi mà chúng ta kiên trì với nó dài hạn, thậm chí nó có thể còn giúp ta trên con đường rất dài về sau nếu ta chịu nhận sai lầm và liên tục cải thiện bản thân tựa chiếc máy học “learning machine” (*)
2> Thứ hai, cũng như ngài Peter Lynch đã nói (https://newslettervietnam.com/cham-ngon-dau-tu-ban-chi-can-dung-6-tren-10-lan/), đầu tư là bộ môn khó và luôn mang tính xác suất, không có gì 100% cả, nên chắc chắn bạn sẽ gặp sai lầm trong đánh giá doanh nghiệp, triển vọng tương lai, định tính, v.v Song nhờ việc cổ phiếu là kênh đầu tư có tỷ lệ risk/reward thuận lợi: nếu sai, bạn chỉ mất 100% vốn của mình (rất hiếm khi, trừ khi ta vay nợ margin điên rồ hoặc concentrate 100% danh mục vào một cổ phiếu), song nếu đúng, bạn có thể đạt hàng trăm, thậm chí hàng nghìn % lợi nhuận, hay nói cách khác, “limited loss, unlimited profit”. Do đó, thậm chí không cần đúng 6/10 lần, mà chỉ cần đúng vài lần với vài chiếc túi 10-gang hoặc thậm chí chỉ cần 3-5 gang trong quãng đời của mình, đã đủ để thay đổi hoàn toàn tài sản ròng của chúng ta (*) Vì vậy đừng từ bỏ con đường đầu tư đầy triển vọng chỉ vì vài sai lầm trong phân tích định tính.
Ngay cả ngài Buffett cũng gặp nhiều value traps trị giá hàng tỷ USD trong quá khứ như Dexter Shoes (phá sản thập niên 2000s do cạnh tranh từ các nước giá rẻ như TQ, VN) – nơi ông M&A bằng chính cổ phiếu Berkshire trị giá ngày nay tầm 7 tỷ USD; một value trap khác chính là hãng dệt may Berkshire mất 20 năm trước khi đóng cửa; hay ngay cả Salomon Brothers – một investment bank với ban quản trị tệ hại – nơi ông suýt phải phá sản nếu không được FED trợ giúp, v.v Ngài Munger thì gần đây vướng phải case Alibaba mua vào khi nó giảm -50% để rồi phải cắt lỗ tiếp -40% đến -60%. Bậc huyền thoại đầu tư giá trị cũng mắc sai lầm, vậy thì hà cớ gì ta cho rằng mình đúng 10/10 case?
3> Cuối cùng, như ngài Graham từng dặn dò, nếu ta đầu tư vào một doanh nghiệp dưới giá trị thực chẳng hạn: nếu chẳng may nó không tăng giá, hoặc đi ngang, hoặc giảm nhẹ, đừng vội cho rằng nó là “bẫy giá trị” và ngay lập tức nhận sai nếu tất cả những gì sai về case đó chỉ là giá cổ phiếu (??) Ngược lại, ta nên cho nó cơ hội ít nhất 3-4 năm nếu hoạt động kinh doanh vẫn tốt, và chỉ bán đi khi và chỉ khi ta chắc chắn rằng mình sai lầm về mặt đánh giá triển vọng ngành nghề, lợi thế cạnh tranh, tình hình tài chính – nợ vay hoặc về độ integrity của ban quản trị doanh nghiệp.
Sai lầm về Value Traps là một chủ đề rất hay, và chắc chắn sẽ là thứ chúng tôi tập trung liên tục trong 2 năm tới cho cộng đồng NĐT giá trị tại Việt Nam chúng ta, tuy nhỏ bé nhưng rất chân thành (*)
Saigon, một chiều Mưa đẹp, 16.05.2023, S.A.F.E team – TGN
P/S: Ấn phẩm kỳ 68 phát hành cuối tuần này sẽ bàn nhiều về value trap, đặc biệt với rổ 30 cp Watch List mới cập nhật của chúng tôi (*) Mong quý độc giả đón xem…