Chuyện ngắn: Tâm lý phản ứng mạnh mẽ khi bị tước đoạt của loài người, ngài Munger – The Golden Newsletter Vietnam

“Sự hạnh phúc được tạo ra ở một người khi anh ta lời được 10 đô la so với niềm đau khổ khi anh ta mất đi 10 đô la hoàn toàn không hề giống nhau. Sự mất mát luôn ảnh hưởng đến tâm lý người ta mạnh hơn phần thưởng người ta nhận được. Hơn vậy, nếu một người suýt chút nữa là lấy được một thứ mà anh ta muốn khôn cùng, rồi đến phút chót bị hụt mất nó, anh ta sẽ phản ứng như thể anh ta đã có được thứ đó từ rất lâu và bị cướp đi một cách bi kịch.”

Đặt mua bản in đặc biệt (special collections) của TGN: https://newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu/
Chuyện ngắn trích từ bản dịch “Tâm lý học những hành vi sai lầm của loài người”, ngài Charlie Munger, bởi S.A.F.E team: https://newslettervietnam.com/tam-ly-hoc-ngai-munger/

@Ngài Munger: “Sự hạnh phúc được tạo ra ở một người khi anh ta lời được 10 đô la so với niềm đau khổ khi anh ta mất đi 10 đô la hoàn toàn không hề giống nhau. Sự mất mát luôn ảnh hưởng đến tâm lý người ta mạnh hơn phần thưởng người ta nhận được. Hơn vậy, nếu một người suýt chút nữa là lấy được một thứ mà anh ta muốn khôn cùng, rồi đến phút chót bị hụt mất nó, anh ta sẽ phản ứng như thể anh ta đã có được thứ đó từ rất lâu và bị cướp đi một cách bi kịch.

Từng chứng kiến thứ tâm lý trên, tôi gom cả hai loại: mất đi những vật đang-sở-hữu và mất đi những vật suýt-nữa-thì-được-sở-hữu vào một dạng tâm lý này.

  • Mất vật đang sở hữu (loss-of-possessed):

Loài người chúng ta thường trở nên khổ hạnh và suy nghĩ nông cạn khi đánh giá sai vấn đề, ở sai hoàn cảnh.  Chúng ta thường có xu hướng so sánh những ở gần, đơn giản, thay vì những thứ thực sự ảnh hưởng đến chúng ta  ở góc độ lớn hơn.  Chẳng hạn, một người có 10 triệu mỹ kim trong tài khoản chứng khoán, tự nhiên sẽ vô cùng tức giận – hỏng hẳn 1 ngày – nếu anh ta bị mất 100 mỹ kim trong chiếc ví chứa 200 mỹ kim, hay kẻ nào đó gạt anh ta mất cùng số tiền như vậy.

Nhà Mungers chúng tôi ngày xưa từng nuôi một chú chó hiền lành, ngoan ngoãn. Chỉ có một cách duy nhất để nó cắn lại ta: đó là khi ta cố gắng giành lấy miếng xương mà nó đã bỏ vào miệng. Nếu bạn thử làm đi, tức khắc loài chó nào cũng sẽ cắn lại bạn. Thật ngu ngốc cho một chú chó, loài vật thuộc hạng trung thành nhất, lại đi cắn chủ của mình. Song nó không thể cưỡng lại được, đó là bởi vì chính thứ tâm lý phản ứng mạnh khi bị tước đoạt (deprival) đã khiến nó không thể không trở nên ngu ngốc như vậy.

Trong cuộc sống hằng ngày, ta cũng thấy chuyện này phổ biến ra sao khi những nông dân tranh giành nhau từng gốc cây, từng thước đất chỉ vì sợ gã hàng xóm lấy bớt đất đi.  Những kẻ bị đánh mất người yêu cho kẻ khác bỗng trở nên ghen tuông, trả thù mù quáng – để lại nhiều câu chuyện bi kịch.

Tâm lý nhất quán trong tư duy (#5 commitment & consistency bias) đã khiến nhiều doanh nghiệp thất bại ê chề. Một dạng suy tàn kinh điển nhất là khi người chủ doanh nghiệp dần dần bán/dùng hết đi các tài sản tốt, để cứu vớt lấy những mảng kinh doanh tệ hại trong vô vọng. Ở đây, một trong những giải pháp tốt nhất cho sự khờ dại tột cùng này chính là kỹ năng chơi bài Poker được học sớm. Trong Poker, việc cắt lỗ – dù đau đớn cách mấy, cốt để hạn chế mức lỗ lớn hơn bằng quyết định ngừng chơi – là một kĩ năng vô cùng quan trọng trong kinh doanh, hay trong cuộc đời vậy! Những doanh nhân giỏi nhất đều hiểu về giá trị của chi phí chìm (sunk cost) và chi phí cơ hội (opportunity cost) khi đối mặt với một tình huống sai lầm rõ ràng xảy ra.

  • Mất vật suýt được sở hữu (loss-of-almost-possessed):

Những loại cờ bạc trong casio mà gây nghiện nhiều nhất, chính là những trò tạo ra hàng loạt các kết quả “sém chút nữa” (near misses) khiến người chơi bị kích hoạt bẫy tâm lý phản ứng khi bị tước đoạt thứ mà suýt được sở hữu trên.

Những kẻ chế ra chiếc máy đánh bạc (slot machine) vô cùng tinh ranh khi khai thác điểm yếu này của loài người. Những chiếc máy điện tử đó đã được lập trình để xuất ra 80% đến 90% kết quả dạng “sém chút nữa” như BAR-BAR-LEMON một cách vô nghĩa. Ấy vậy mà thứ này lại thu hút và tăng khả năng chơi tiếp của những kẻ ngốc nghĩ rằng mình sắp chạm được tới phần thưởng kỳ diệu rồi (?!)

Tâm lý “Deprival” này còn gây thiệt hại hơn cho chúng ta trong các buổi đấu giá ngoài trời (outcry auctions).  Tâm lý bằng chứng xã hội là nguyên nhân đã làm cho ta tin rằng mức giá cuối cùng của người vừa hô là hợp lý, và xu hướng sợ bị bỏ lỡ đã khiến ta có động cơ mạnh để đẩy giá lên một cách ngu ngốc. Giải pháp tốt nhất mà Buffett từng chia sẻ để tránh phải trả giá cao trong các buổi đấu giá, thú vị thay, chính là: Đừng đi đến đó! (Don’t go)

@S.A.F.E team: Có thể nói ngài Munger đã đưa ra các giải pháp vô cùng hoàn thiện để khắc chế bẫy tâm lý mà nhà đầu tư cá nhân chúng ta thường xuyên gặp.

Nhiều năm sai lầm, chúng tôi dần hiểu được quy luật tất yếu rằng: trong đầu tư, hay trong cuộc sống đi chăng nữa, ta phải học cách chấp nhận thất bại/sai lầm như một nhân tố tất yếu. Điều đó không có nghĩa rằng ta bất cẩn, vô trách nhiệm. Mà ta phải dám chịu rủi ro, song biết giới hạn chúng một cách thông minh.

Ngài Peter Lynch, trong quyển One Up On Wall St, đã từng có một câu châm ngôn vừa khiêm tốn, vừa chí lí vô cùng: “Trong lĩnh vực đầu tư này, nếu anh giỏi, anh sẽ đúng được 6 lần trên 10 lần. Anh sẽ không bao giờ đúng được 9 lần trên 10 lần cả.”  Thậm chí, chúng tôi nhận thấy chỉ cần 1 hoặc 2 lần ta “rất” đúng thôi, hay còn gọi là các “túi năm gang/túi mười gang”, thì cũng đủ để có thể làm nên một kết quả phi thường!

Peter Lynch

Vì vậy:

(1) Hệt như kĩ năng mà trò chơi Poker đã rèn cho các kỳ thủ, ta phải học cách cắt lỗ khi ta đã sai lầm rõ ràng! Dù đau đớn cách mấy đi chăng nữa, việc bán đi những cổ phiếu sai lầm sẽ hạn chế phần thua lỗ tăng thêm, đồng thời giúp ta không bị mất đi các “cơ hội mười gang” mà ta sẽ bỏ lỡ nếu cứ chìm sâu xuống như vậy.

(2) Cũng giống như lời khuyên tránh hẳn các phiên chợ đấu giá của ngài Buffett, ta phải đặt kỷ luật không bao giờ nói “có” với các cổ phiếu đầu cơ, tăng trần xanh tím khiến ta có cảm giác bị bỏ lỡ một điều gì đó.

Chúng tôi giữ được tài sản quý báu sau bao nhiêu năm qua, chính là nhờ việc nói KHÔNG một cách kỷ luật như vậy. Dù các cổ phiếu đầu cơ, chất lượng kém, đầy rẫy dấu hiệu gian lận kế toán rõ rệt, có tăng hàng trăm % đi chăng nữa, chúng tôi vẫn bàng quan lạ thường…

Saigon, đăng lại tối muộn 15.10.2020, bởi S.A.F.E team – TGN

TGN_S.A.F.E Team

Đội biên tập S.A.F.E

View all posts

Ap 79 chính thức phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2024”

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!