Trích đoạn: Bẫy hoài niệm về quá khứ kinh tế tươi đẹp (economic nostalgia), Morgan Housel – The Golden Newsletter Vietnam
Dựa trên bài blog gốc của tác giả Morgan Housel trên trang web của Collab Fund: https://collabfund.com/blog/a-message-from-the-past-thoughts-on-nostalgia/
Đặt mua lại các ấn phẩm đầu tư giá trị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam – TGN: https://newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu/

 

@Tác giả Morgan Housel: “Cách đây vài tháng, tôi đã nói với vợ tôi rằng cuộc sống từ nhiều năm trước của chúng tôi mới thật tươi đẹp làm sao!

Chúng tôi chỉ mới 23 tuổi, sở hữu một căn hộ nhỏ với tầm nhìn đẹp tuyệt vời ở vùng ngoại ô Seattle với mức giá rẻ mạt do nền kinh tế quá yếu ớt, chúng tôi chưa có 2 người con như hiện nay, chúng tôi ngủ nướng đến tận 10:00 sáng mỗi cuối tuần, thức dậy ăn trưa muộn, đi dạo trong công viên đầy nắng gió để rồi lại tiếp tục nằm nghỉ trưa và lựa chọn nhà hàng cho bữa tối. Đó đích thị là cuộc sống đầy tận hưởng của hai chúng tôi cho đến tận nhiều năm sau đó…

Tôi thú thật với vợ tôi rằng:

– Lúc ấy quả thực là những ngày tháng tươi đẹp nhất của chúng ta.

Thế nhưng trái với những hoài niệm đã xa của tôi, vợ tôi dội lại ngay một gáo nước lạnh:

Anh đang nói cái quái gì thế? Lúc ấy anh cực kỳ lo lắng về nghề nghiệp, về tương lai của chúng ta. Anh sợ hãi không ngừng, tâm lý thì trầm cảm hơn bây giờ rất, rất nhiều.

Tôi mới chợt tỉnh ngộ ra, cô ấy quả thực nói rất đúng!

Khi nhìn về quá khứ, tôi lại chỉ nhớ về những thứ dễ dàng nhất, những thứ tươi đẹp nhất. Tôi hoàn toàn quên đi sự thực rằng mình từng trầm cảm, lo âu không ngừng về việc có nguy cơ bị sa thải khỏi công việc, lo lắng về tình hình tài chính cá nhân không đủ cho tương lai của gia đình nhỏ, tôi cực kỳ bất an (insecure) và sợ hãi. Trên thực tế, thay vì nghĩ rằng đó là những ngày tháng tươi đẹp nhất, giai đoạn ấy trong thâm tâm tôi luôn luôn mong muốn những năm tháng đó trôi qua nhanh nhất có thể.

Nguyên nhân sâu xa cho hiện tượng này chính là “bẫy hoài niệm quá khứ” khá phổ biến, nơi mà con người chúng ta đã biết hết mọi kết quả xảy ra và tin rằng mọi thứ đều trôi chảy. Điều này hoàn toàn trái với những sự không chắc chắn (uncertainty) về tương lai – thứ mà chúng ta buộc phải trải nghiệm thường trực lúc bấy giờ.

***************************

Gần đây khi tham dự làm diễn giả cho một hội thảo, tôi được những người tham dự đặt câu hỏi về việc bằng cách nào một nhà đầu tư có thể ổn định tâm lý khi biết chắc rằng trong 15 năm qua TTCK đã tăng một đường dốc thẳng đứng?

Suy nghĩ đầu tiên của tôi là: anh nói đúng, nếu một NĐT mua chỉ số, tắt app và mở lại 15 năm sau, anh ta sẽ thốt lên kinh ngạc khi nhìn thấy tài sản của mình tăng lên gấp bội phần. Nhưng gượm một chút đã. Tăng một đường dốc thẳng đứng trong 15 năm qua? Lặp lại gáo nước lạnh của vợ tôi: anh đang nói cái quái gì thế?

  • Anh giả vờ rằng cú crash -22% nghiêm trọng của chỉ số S&P500 vào mùa hè năm 2011 chưa hề xảy ra sao?
  • Anh giả vờ như chưa từng biết rằng cổ phiếu giảm -20% trong năm 2016, và giảm mức tương tự năm 2018 sao?
  • Liệu chúng ta quên rằng, hello, có một sự kiện đại d.ịch khủng hoảng gây ngưng trệ mọi thứ vào Q1/2020 sao?
  • Chúng ta quên luôn rằng đầu thập niên 2010s, chúng ta đã từng hoảng loạn với nhau rằng Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha và toàn bộ Châu Âu sẽ vỡ nợ công, gây sụp đổ TTCK toàn cầu hay sao?
  • Chúng ta quên rằng có vô số các lời chỉ trích về lương/thu nhập người dân Mỹ đi ngang, không tăng trưởng nổi?
  • Chúng ta quên rằng nợ công của Mỹ trên GDP liên tục đạt đỉnh điểm suốt 15 năm qua hay sao?
  • v.v và v.v

Tôi nghĩ rằng chúng ta quên hết những lo sợ trên/rủi ro trên, đơn thuần bởi vì chúng ta đã biết một sự thật giản đơn trong quá khứ rằng: thị trường cổ phiếu đã tăng rất nhiều trong 15 năm qua (*) Nếu như bạn thật sự nắm giữ chặt các tài sản tài chính như cổ phiếu hoặc bất động sản trong suốt thời gian đó, không có một lo ngại hay rủi ro nào trong số trên thực sự hệ trọng như những gì mà giới đầu tư thoạt nghĩ ban đầu.

***************************

Tương tự như vậy, người Mỹ vẫn thường tương tư về thập niên 1950s như là một “giai đoạn cuộc sống tươi đẹp nhất”. Những hàng rào trắng trước cửa nhà, bãi cỏ xanh, sự thịnh vượng của tầng lớp trung lưu middle-class, những người hàng xóm thân thiện, những gia đình tròn đầy hạnh phúc, một nền kinh tế tăng trưởng booming liên tục từ năm này qua năm khác. Tuy nhiên chúng ta thường quên đi rủi ro chi.ến tr.anh h.ạt nhân thường trực giai đoạn lúc bấy giờ giữa hai đại cường quốc. Chúng ta quên đi đợt siêu lạm phát stagflation năm 1970s, chúng ta quên đi họ vừa trải qua một đợt Thế chi.ến lấy đi biết bao sinh mạng, v.v

Tôi cũng thường subscribe vào một số tài khoản Instagram account hoài niệm về thập niên 1990s như những ngày tháng tươi đẹp nhất. Những người này cũng, một lần nữa, quên đi những thứ nghiêm trọng như cuộc khủng hoảng dot-com năm 2001, sự kiện 9/11 chấn động, 2 cuộc chi.ến tranh Trung Đông, một nền kinh tế phục hồi chậm và vô số những lực cản khác. Rất dễ để chúng ta quên đi hết những thứ trên, bởi vì chúng ta biết rằng sau những sự kiện đó sẽ không còn đợt khủng hoảng và sự kiện terro.rism nào nữa, và mọi thứ rồi sẽ ổn thôi. Mọi thứ dường như đều rõ ràng và chắc chắn khi nhìn lại (hindsight), nhưng lại là một bức tường cực kỳ bất định (uncertain) vào thời điểm ấy.

***************************

Lời kết, như Thomas Jefferson từng nói: ‘Bao nhiêu đau đớn mà ta phải chịu đựng, bởi những thứ tệ hại lẽ ra đã có thể xảy ra với chúng ta.’

Lí do cho bẫy hoài niệm về quá khứ tươi đẹp (nostalgia) xảy ra, đó là vì ta biết rất rõ quá khứ xảy ra như thế nào, nhìn lại, và nhắc nhở bản thân: ‘Lẽ ra nhà người nên lo lắng ít đi và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn!’

Khi đã hiểu được sức mạnh của bẫy hoài niệm – thứ làm cho ta quên hết đi những thứ bất định (uncertain) phải trải nghiệm thường trực lúc đó – giúp tôi đúc rút ra được một bài học cực kỳ quan trọng:

Quá khứ không hề tươi đẹp nhiều như bạn nhớ. Hiện tại không hề tiêu cực nhiều như bạn nghĩ. Và tương lai khả năng rất cao sẽ tốt nhiều hơn bạn kỳ vọng bội phần (*)

 

Saigon, một chiều ngẫu hứng đầu Xuân Ất Tỵ cùng thị trường nhiều chao đảo – 05.02.2025, S.A.F.E

P/S: Nhân dịp mùng 8 đầu Xuân, xin chúc tất cả quý độc giả trung thành của TGN một năm mới Ất Tỵ 2025 nhiều sức khỏe, niềm vui và thành công. Chúng tôi đang cật lực hoàn thành ấn phẩm kỳ 80 – Global Semiconductor trước các cuộc chiến về AI, chips, thương mại, v.v nóng hổi trên toàn cầu, rất mong quý độc giả đón xem!

TGN_S.A.F.E Team

Đội biên tập S.A.F.E

View all posts

Add comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Ap 79 chính thức phát hành!

Trang “Ap cũ kỳ 78 đến 83”

Trang “Ap cũ kỳ 66 đến 77”

error: Content is protected !!