Có nên tự quản lý chứng khoán hay không? – The Golden Newsletter Vietnam
3 replies
12/01/2021

Trước đây tôi đã đặt vấn đề với S.A.F.E rằng có nên rút chứng khoán khỏi các cty quản lý chứng khoán không. Thực sự cảm ơn S.A.F.E về 1 câu trả lời rất tỉ mỉ, nhưng về cơ bản thì câu trả lời của S.A.F.E chưa thỏa mãn được con mắt nghi ngờ của tôi, dựa trên 3 vấn đề như sau :
1. UBCK vẫn chưa thông qua luật thành lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư trong các trường hợp nghiêm trọng, dù điều này đã được 1 tổ chức có kinh nghiệm cao về chứng khoán như VAFI đề xuất liên tục trong 10 năm. Cho thấy rủi ro vẫn hiện hữu.
2. Là 1 lập trình viên, tôi hiểu rằng việc thông tin giao dịch tới khách hàng hoàn toàn có thể chuyển thành công việc “thủ công” thay vì tự động hóa 1 cách trung thực khi cty chứng khoán có “nhu cầu”, kể cả khi phần mềm được kiểm duyệt bởi UBCK hay VPS thì việc những cty có trình độ công nghệ thông tin tốt có thể cài vào 1 số “backdoor” là hoàn toàn khả thi.
3. Trong câu trả lời của S.A.F.E đã có 1 lỗ hổng, đúng là VPS sẽ quản lý chứng khoán của chúng ta nhưng là qua 1 tài khoản lưu ký tổng của cty chứng khoán. Không được định danh theo từng khách hàng riêng biệt mà chỉ được ghi nhận là việc sở hữu của cty chứng khoán. Điều này được VPS chia sẻ trên truyền thông.
Tôi cũng tự mình tìm hiểu thêm 1 số case như cty chứng khoán TAS, hay TSS. 1 điều may mắn là họ không lừa đảo bằng cách bán chứng khoán của NĐT khi không được phép và việc chuyển giao chứng khoán của NĐT qua cty khác đã được thực hiện ổn thỏa. Tuy nhiên, bằng sự cẩn trọng cao, tôi nghĩ rằng “this time is different”, cho nên học theo cách mà các quỹ đầu tư chuyên nghiệp đã vận hành ở Việt Nam, tôi nghĩ việc giao dịch thủ công qua VPS và có thể kết hợp thêm 1 phần giao dịch nhỏ cho trường hợp khẩn cấp qua 1 cty chứng khoán có bảng cân đối kế toán tốt là 1 cách an toàn cho nhà đầu tư kiên trì như chúng ta, vì thực sự nhu cầu mua và bán của chúng ta sẽ không lớn nếu việc chọn lọc cổ phiếu được thực hiện kĩ lưỡng. Liệu có trở ngại gì to lớn khi thực hiện việc bảo quản tài sản thủ công như vậy không? Mong nhận được góp ý của S.A.F.E.

3 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Vâng cám ơn câu hỏi hay của anh, tôi là Angelos xin mạn phép thay mặt BBT để trả lời, mong anh thứ lỗi vì Tết nầy tương đối gấp và ảnh hưởng dịch bệnh lần 3 nên chúng tôi trả lời hơi muộn mất…

    1. Hình như anh có nhầm lẫn về khâu quản lý quyền sở hữu chứng khoán của NĐT. Theo chúng tôi được biết thì chứng khoán được sở hữu đích danh mỗi nhà đầu tư, và được quản lý dữ liệu tập trung trên Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD) và an toàn 99% tương tự sổ đổ đích danh được quản lý tập trung tại Sở Tài Nguyên & Môi trường/Ủy Ban Nhân Dân vậy, chứ không phải quản lý ủy thác bởi CTCK như anh nói ở trên rồi cài backdoor gì đấy. Nếu anh không tin anh có thể hỏi xem phòng quan hệ đầu tư (IR) của các doanh nghiệp niêm yết xem họ lấy danh sách cổ đông từ đâu để chia cổ tức tiền mặt, chúng tôi tin rằng câu trả lời là họ lấy từ VSD.

    Anh có thể tham khảo link tài liệu pháp luật sau, Điều 10 về quản lý thông tin sở hữu chứng khoán để nắm điều chúng tôi nói nhé: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Chung-khoan/Quyet-dinh-04-QD-VSD-2020-Quy-che-hoat-dong-luu-ky-chung-khoan-433863.aspx

    Tuy nhiên tại sao chúng tôi nói rằng nó chỉ an toàn 99%, bởi vì 1% còn lại nằm ở hợp đồng mở tài khoản của anh với các CTCK, trong đó liệu có điều khoản “ủy quyền giao dịch tuyệt đối” cho CTCK hay không, ngoài ra liệu anh có vay margin, vay ký quỹ và thế chấp chứng khoán của anh hay không? Khi anh đã thế chấp chứng khoán, tương tự như việc “cầm sổ đỏ” tại ngân hàng, thì quyền sở hữu đó không còn thuộc vê anh nữa. Điều nầy chúng tôi cũng có nói trong câu trả lời kỳ trước rồi.

    2. Về việc liệu CTCK có cài backdoor, hay giả mạo khách hàng để bán chứng khoán gì đấy, thì vẫn có thể xẩy ra như anh nói, song chúng tôi cho rằng khả năng rất ít nếu trong hợp đồng mở tài khoản không có điều khoản ủy quyền, và anh có thể chứng minh được là họ làm trái ý muốn của anh, thì chúng tôi tin rằng họ sẽ thiệt hại không chỉ án phạt mà còn lại uy tín hàng trăm tỷ, hàng nghìn tỷ và còn là tội hình sự (lạm dụng quyền hạn, lừa đảo chiếm đoạt TS).

    Vì vậy giải pháp ở đây là anh cần đọc kĩ điều khoản hợp đồng mở tài khoản, đồng thời tránh vay ký quỹ hoàn toàn (thứ chúng tôi đã nói rất nhiều) để họ toàn quyền kiểm soát chứng khoán của anh.

    Xin được thông tin đến anh như vậy.

    Angelos

    • Vâng, thực sự cảm ơn S.A.F.E, câu trả lời rất chi tiết, đúng thật tôi chỉ đọc luật chứng khoán mới vì tôi nghĩ luật sẽ bao hàm cả quy chế VSD bên trong mà ko hề biết rằng có 1 văn bản riêng, thật sơ sót. Cũng rất xin lỗi S.A.F.E vì câu hỏi kéo khá dài và mất thời gian, do thời gian qua đã có nhiều vụ việc cty chứng khoán làm trái quy định đã bị xử phạt rất nhẹ, có cty nhỏ và cả cty lớn nên tôi đã hơi lo lắng thái quá. 1 lần nữa cảm ơn S.A.F.E team rất nhiều.

      • Vâng không có chi anh nhé,

        Nhờ câu hỏi của anh mà các độc giả cũng được đào sâu thêm về vấn đề sở hữu chứng khoán, giúp họ củng cố niềm tin.

        Chúc anh thành công trên con đường đầu tư của mình!
        S.A.F.E

Ấn phẩm 78 sắp phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!