Bbt đánh giá thế nào các case sử dụng đòn bẩy tài chính, cá nhân tôi nghĩ một cty dám sử dụng đòn bẫy để thực hiện những kế hoạch táo bạo nhằm chiếm lĩnh thị trường như hpg hay pom cũng đang đầu tư chứ?
Bbt đánh giá thế nào các case sử dụng đòn bẩy tài chính, cá nhân tôi nghĩ một cty dám sử dụng đòn bẫy để thực hiện những kế hoạch táo bạo nhằm chiếm lĩnh thị trường như hpg hay pom cũng đang đầu tư chứ?
À tương tự như câu hỏi về “case thoái vốn Nhà nước” ở trước, một yếu tố thì không thể nào đủ để quyết định xem ta có thể đầu tư được không anh à… Còn rất nhiều “bài tập về nhà” mà một nhà đầu tư phải làm để hiểu hơn về doanh nghiệp.
Chúng tôi đã trả lời sâu hơn trong mục Q&A with S.A.F.E ở ấn phẩm kỳ 35 tới. Rất mong anh đón đọc!
Angelos
Mình đã từng nắm 1 case nợ vay nhiều, chia sẻ vài điều về nhược điểm khi doanh nghiệp “lạm dụng” nợ vay như dưới đây:
– Hiện nay chi phí nguồn vốn không phải quá đắt và khá đa dạng nên doanh nghiệp chứng minh hiệu quả dự án hoàn toàn có thể dùng nhiều chiến lược huy động vốn: gọi thêm cổ đông chiến lược, phát hành thêm, phát hành riêng lẻ, bán trái phiếu chuyển đổi để tăng vốn chứ không nhất thiết nợ vay. Mấu chốt ở đây là nguồn vốn lành mạnh phải từ bên trong lẫn bên ngoài. Nên khắc ghi 2 điều: nguồn vốn chủ sở hữu luôn là nguồn tốt nhất và nguy cơ phá sản, bị thâu tóm cao lên hơn khi dựa nhiều vào vốn vay. Và chọn chiến lược tấn công khi đảm bảo 2 yếu tố: suất sinh lời lớn (cơ hội thị trường) + dòng tiền mạnh chứ không chỉ duy nhất về suất sinh lời.
– Khi vay nợ phải thường xuyên xem xét 2 chỉ số Nợ vay/TTS 3. Có nhiều trường hợp có lợi nhuận có tiền vẫn có khả năng phá sản do những chỉ tiêu EBIT/Nợ vay không đạt.
– Nợ vay cao phải đánh giá tương quan hiệu suất sử dụng tài sản. ROE = LST/VCSH=(LNST/TTS)*(TTS/VCSH)=ROA*(TTS/VCSH). ROE cao phải đến từ ROA bền vững hay xét ROIC hơn là tăng tỉ trọng nợ vay.
– Nợ vay cao tương quan với những phương án dự phòng khi kế hoạch kinh doanh bị trì hoãn hay gặp khó khăn (bán không được hàng, dẫn tới: tồn kho cao, khấu hao ép lợi nhuận, ngoài ra còn có: lãi vay, chi phí khác (giá vốn, CPBH, CP QLDN) ép lợi nhuận.) như: tăng vốn chủ sở hữu, thanh lý tài sản TSCĐ, vay dài hạn, liên tục mở rộng các nguốn vốn bên trong ngắn hạn (tăng thu hồi phải thu (kèm phần thưởng), tồn kho ứ đọng, giảm tỉ lệ liên doanh – liên kết, bán TSCĐ & phương tiện sản xuất, cắt giảm ngành kd không hiệu quả). Thậm chí việc này thực hiện song song để duy trì cân bằng nguồn vốn bên trong & bên ngoài, đảm bảo tài chính lành mạnh. Cần nhận thức rằng những phương án dự phòng này khi tiến hàng trong trường hợp doanh nghiệp khó khăn hiệu quả thấp, đặc biệt nguồn lực bị phân tán khi thực hiện chúng.
– Trong thời gian dài dòng tiền kinh doanh âm thì phải tiếp tục phụ thuộc dòng tiền từ đầu tư và dòng tiền tài chính. Nên nhớ bản chất dòng tiền CFO có động lực trả bớt nghĩa vụ dòng tiền tài chính & có thêm động lực tích lũy phương tiện sản xuất trong hoạt động đầu tư.
– Khi doanh nghiệp phu thuộc nợ vay thì khả năng chống chiu kém khi khó khăn xảy ra (khủng hoảng, thị phần giảm, lãi suất tăng, nhu cầu thị trường tăng). Nguồn vốn doanh nghiệp bị kiểm soát mạnh, sẽ khó khăn hơn cho doanh nghiệp khi tìm những nguồn vốn khác cho những dự án mới tiềm năng khác.
– Khi phụ thuộc vốn vay thì chiến lược công ty sẽ bị ảnh hưởng: không thể dùng chiến lược trữ hàng hay cho khách hàng chiếm dụng thoải mái, không thể thoái mái đầu tư duy trì lợi thế cạnh tranh mà phải co kéo.
– Ngoài việc phụ thuộc vốn vay, có một số cách sáng tạo để giải quyết về nhu cầu vốn như: tăng tỉ lệ thuê ngoài, thâu tóm những dự án có sẵn (cùng ngành) hiệu quả & dòng tiền tốt, bán sản phẩm trước (như bất động sản),…
– Đánh giá hiệu quả tăng nợ vay còn dựa trên năng lực quản trị tài chính doanh nghiệp, trình độ ban điều hành. Ví dụ như MWG, VCS,CTD năng lực quản trị tài chính rõ ràng hiệu quả hơn HSG, HBC, …
Tóm lại vay nợ nhiều phải xét trên tổng thể, tương quan nhiều yếu tố khác. Hơi lan man tí, hy vọng bạn sẽ tìm thấy một vài điểm có ích, mong nhận phản biện từ bạn.
Vâng rất cám ơn câu trả lời chi tiết từ anh Hồng Quân, chúng tôi cũng hoàn toàn đồng ý, đòn bẩy nợ vay là rủi ro trong một bức tranh lớn, chứ không phải là luận điểm duy nhất để ta đánh giá xem có nên đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.