Hỏi về cách tính điểm của VNINDEX, VN30 – The Golden Newsletter Vietnam
2 replies
14/07/2019

Chào S.A.F.E Team, mình muốn hỏi về cách tính điểm của VNIDEX, VN30, cám ơn rất nhiều

2 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Chào Safe, tôi cũng rất quan tâm đến chủ đề này. Như các bạn đã viết trong ấn phẩm, mong muốn của các bạn là để độc giả có thể hiểu và tự mình phân tích. Do vậy nếu có thể mong Safe chia sẻ chi tiết cách tính cận trên và cận dưới vùng giá trị thực của mình qua 1 ví dụ một mã nào đó cụ thể, tôi tin rằng điều đó sẽ giúp cho việc học hỏi rất nhiều. Để tránh public thông tin, các bạn có thể chia sẻ qua Email tới độc giả trả phí

  • À vâng chào 2 anh, rất mong được biết quý danh của anh:

    (1) Cách tính điểm & định giá hình như chúng tôi nhớ đã ghi rõ từng chi tiết ở phần I trong bài rồi mà anh nhỉ, thôi chúng tôi paste lại đây để cho tiện nhé:

    “ Logic tính toán của chúng tôi
    Theo phương pháp tiếp cận “appraisal method” của ngài Graham – tức ước tính vùng giá trị thực (range of intrinsic value), chúng tôi thực hiện trên từng cổ phiếu đơn lẻ; sau đó, chúng tôi giả định rằng nếu giá cổ phiếu hiện tại của từng cổ phiếu đơn lẻ trở về cận dưới/cận trên vùng giá trị thực của chúng, thì ảnh hưởng của chúng lên chỉ số hiện tại sẽ như thế nào, từ đó chúng tôi tính ngược ra được vùng giá trị thực của VN30-Index. Chúng tôi tính toán được ảnh hưởng đến chỉ số bằng các công thức quy đổi (sử dụng lượng cổ phiếu tính vào rổ và số chia hiệu chỉnh) của HOSE như ở chú thích trang 2.
     Các chỉ số, số liệu định lượng chúng tôi sử dụng
    – Các phương pháp chúng tôi định giá:
    Chúng tôi sử dụng P/E hoặc P/E trung bình giai đoạn chủ yếu với các cổ phiếu bền vững, cổ phiếu tăng trưởng nhanh hoặc các cổ phiếu phụ thuộc chu kỳ.
    Chúng tôi sử dụng định giá P/B, đồng thời điều chỉnh lại book value một cách hợp lý cho các nhóm cổ phiếu ngành tài chánh – ngân hàng và bất động sản nhà ở, nơi mà mô hình kinh doanh phức tạp của chúng khiến con số dòng tiền và lợi nhuận ròng rất khó để xác định một cách hợp lý để dùng cho định giá được (!)
    Chúng tôi sử dụng định giá P/CFO cho các tập đoàn holdings kim tự tháp có quá nhiều ngành nghề khác nhau, công ty bất động sản cho thuê hoặc các công ty khác mà có dòng tiền tương đối rõ ràng, ổn định.
    Cuối cùng, vùng P/E, P/B và P/CFO bao nhiêu là hợp lý thì chúng tôi ước lượng chủ quan dựa trên nhiều yếu tố: bao gồm triển vọng kinh doanh tương lai, loại doanh nghiệp theo ngài Peter Lynch, bộ tiêu chí 4M của ngài Phil Town và con số trung bình của các công ty cùng ngành trong khu vực Châu Á mới nổi (Asia Emerging).
    – Các nhân tố định lượng/định tính khác
    Loại doanh nghiệp chúng tôi học theo ngài Peter Lynch để phân ra làm 6 loại, như đã chú thích ở cuối trang 3.
    Book value dùng để định giá được chúng tôi điều chỉnh lại một cách hợp lý theo 3 trường hợp sau: (1) Đối với ngân hàng thương mại, chúng tôi chiết khấu một phần các khoản nợ tiềm ẩn từ nhóm 2 trở lên, các khoản lãi dự thu/phải thu khác rủi ro và các khoản bảo lãnh/cam kết khác ngoại bảng không rõ ràng (2) Đối với bất động sản nhà ở, chúng tôi chiết khấu lợi thế thương mại, một phần các khoản phải thu cho vay, trả trước, phải thu dài hạn rủi ro và các khoản đầu tư vào công ty liên kết/đầu tư tài chánh khác (3) Đối với CTCK, chúng tôi chiết khấu lợi thế thương mại, các khoản đầu tư cổ phiếu/trái phiếu OTC rủi ro và một phần các khoản cho vay margin.
    EPS và trung bình EPS 3 năm/7 năm được chúng tôi tính theo lượng cổ phiếu đang lưu hành hiện tại, đồng thời trừ ra % tỷ lệ trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi và % ESOP hằng năm nếu có.
    Bốn nhân tố M theo bộ tiêu chí của ngài Phil Town chúng tôi đánh giá dựa trên nhận định chủ quan cá nhân, song được đúc kết từ nhiều năm quan sát và phân tích kĩ lưỡng các doanh nghiệp trong rổ VN30.
    Ngoài ra, như ở chú thích cuối trang 2, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng lượng cổ phiếu tính vào rổ VN30(*) là một thành tố rất quan trọng chứng tỏ mức độ tác động của 1 cổ phiếu đến chỉ số mà chúng tôi phải lấy dữ liệu từ Bloomberg. Nhiều cá nhân không am hiểu về cách dựng chỉ số của HOSE, hay chỉ trích rằng SAB, ROS, nhóm cổ phiếu Vingroup “thao túng chỉ số”, song sự thực không hề vậy! HOSE đã nhìn ra chuyện đó, nên giảm lượng cổ phiếu tính trong rổ của SAB còn vỏn vẹn 70 triệu cp, ROS chỉ còn 170 triệu cp, cả nhóm của Vingroup cũng được hiệu chỉnh sao cho không chiếm quá 15% của rổ VN30. Thực ra, nhóm tác động lớn nhất khiến chỉ số VN30-Index tăng/giảm mạnh chính là nhóm ngân hàng tư nhân như TCB, VPB, MBB, STB, EIB, HDB; bởi vì nhóm nầy được tính đến hàng tỷ cổ phiếu free-float vào trong rổ! Đây mới chính là tác nhân khiến thị trường giảm mạnh, mặc dù thanh khoản của chúng rất cao”

    (2) Thực ra xin giải thích thêm một chút là trong đầu tư không nhất thiết lúc nào ta cũng phải dùng “appraisal method” – đặc biệt đối với nhà đầu tư không chuyên. Ta chỉ cần biết mình mua rẻ, thế là đã quá đủ, đó là cách tiếp cận “do not pay too much”. Và nguyên tắc biên an toàn cộng với kỷ luật tâm lý là tối quan trọng với cách tiếp cận nầy.

    Từng có một độc giả hỏi chúng tôi tương tự vậy mong các anh tham khảo lại nhé: https://newslettervietnam.com/discussion-topics/cach-danh-gia-eps-pe-de-dinh-gia/

    Chúc hai anh luôn vững bước trên con đường đầu tư của mình!
    S.A.F.E team

Ấn phẩm 78 sắp phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!