Thân gửi Ban Biên Tập,
Hiện tại, như mình được biết tại thị trường Hà Nội và TP HCM có một dạng đầu tư như thế này. Một kiểu tập hợp vốn của các nhà đầu tư cá nhân không qua sàn chứng khoán, mà là ủy thác đầu tư. Bên nhận đầu tư (Holding). V/d công ty như công ty của Shark Thủy Egroup thường xuyên huy động vốn từ nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ góp vốn đưa tiền và sau chu kì nào đó sẽ được nhận tiền lãi cao hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng. Ngoài Egroup ra, thì có một số công ty khác nữa, như những khóa học làm giàu cũng đem tiền để đầu tư cho người dạy khóa học. Có một số người đã bị bắt vì không có tiền để quay vòng trả lại cho nhà đầu tư và bị gọi là lừa đảo. Những vụ việc liên tục xảy ra trong năm 2018. Mình xin hỏi các ý sau: Vậy hình thái đầu tư này là gì? Đầu tư này có khác gì so với ủy thác cho Quỹ đầu tư? Đầu tư này có An toàn không? Có một số người đã bị bắt vì không trả được lại vốn, vậy có nghĩa nếu muốn đầu tư thì phải tìm hiểu người lãnh đạo?
Do không nắm rõ loại hình hoạt động này, nên câu viết mình còn lủng củng. Hy vọng BBT thông cảm. Mình rất muốn BBT chia sẻ kiến thức về loại hình đầu tư này. Xin chân thành cảm ơn!
Minh Phương,
Mô hình này không phải là mới trên thế giới, Theo tôi được biết các mô hình này được học hỏi từ mô hình Ponzi. Mô hình Ponzi được đặt theo tên Charles Ponzi – người đã nổi tiếng với việc áp dụng mô hình này trong năm 1920.
Mô hình Ponzi là trò vay tiền của người này để trả nợ người khác. Kẻ đi vay đưa ra cam kết trả lợi tức cao cho người cho vay và quảng cáo với họ về những tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao trước đây để hấp dẫn người cho vay. Người cho vay bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại thậm chí giới thiệu những người cho vay mới hơn. Bằng hình thức này, kẻ đi vay càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới hơn. Bản chất là dùng tiền người đến sau trả cho chính mình và những người đến trước. Số tiền người đến sau phải liên tục tăng lên, còn ngược lại thì sẽ phá sản hoặc “bùng” .
Còn mô hình của Shack Thủy như bạn nói được trả lợi tức cao hơn so với vay tiết kiệm, câu hỏi đặt ra là tại sao Shack Thủy không đi vay ngân hàng? lãi suất thấp hơn. Theo mình nghĩ đây là 1 kiểu hợp tác đầu tư thì đúng hơn, bạn phải cam kết với quỹ đầu tư và trong trường hợp xấu nhất thì bạn có thể mất tất cả mà không được bồi hoàn từ quỹ đầu tư đó. Mô hình này nhìn có vẻ lãi suất trả cho nhà đầu tư cao hơn ngân hàng nhưng thấp hơn rất nhiều vay Margin (13.8%) từ các Công ty CK và an toàn hơn vì khi đầu tư, nễu lãi thì mình cùng hưởng còn nếu lỗ thì quỹ đầu tư đó cũng chẳng mất gì.
Đây là câu trả lời theo cách hiểu của riêng mình (đọc giả của S.A.F.E TEAM), bạn có thể lấy đây làm tham khảo, chi tiết thì BBT sẽ trả lời rõ hơn cho bạn.
Minh Phương xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Đức. Chúc anh một ngày mới vui vẻ 🙂
Vâng rất cám ơn câu hỏi và chia sẻ thú vị của anh cũng như giải thích về mô hình Ponzi ở dưới của anh Đức, tôi là Angelos xin mạn phép thay mặt BBT trả lời.
Ủy thác đầu tư là một hoạt động không mới, thậm chí có từ ngàn xưa. Chúng tôi không cho rằng tất cả những người nhận ủy thác đều lừa đảo dạng Ponzi. Vẫn có đâu đó những người tài năng, trung thực, song số ấy có lẽ cũng hiếm hoi.
Vì vậy điều quan trọng là ta phải kiểm soát rủi ro. Như trong ấn phẩm XX vừa qua chúng tôi có kể lại ví dụ của siêu lừa Madoff và quỹ hedge fund của ông theo dạng Ponzi suốt mười mấy năm ròng (anh có thể mua lại ấn phẩm cũ Q1-2019 để xem), một biện pháp để phòng ngừa là khi ủy thác ta chỉ ủy thác tài khoản đứng tên ta, với tiền và chứng khoán được quản lý bởi trung tâm lưu ký và CTCK. Như vậy ta kiểm soát được dòng tiền, và người nhận ủy thác không thể diễn trò Ponzi được.
Nhìn chung, chúng tôi cũng cho rằng việc nhà đầu tư cá nhân giữ cho anh ta “đôi mắt nghi ngờ của Tào Tháo” trong mọi trường hợp như anh hoàn toàn là việc nên làm, đặc biệt trong lĩnh vực tài chánh nhiều rủi ro.
Tôi trả lời vậy hi vọng anh đã thỏa mãn rồi. Chúc anh luôn lí trí trên con đường đầu tư của mình!
Angelos