Câu chuyện trích dẫn từ Votpartners.com, tác giả Michael Batnick và nhiều nguồn khác
Nhân vật trích từ ấn phẩm kỳ 47, Lịch sử bong bóng Go Go Years tại Hoa Kỳ thập niên 1960s: https://newslettervietnam.com/an-pham-dau-tu-gia-tri-47/
Đặt mua bản đặc biệt Lịch sử bong bóng đổ vỡ loài người 1635 đến 2008 – TGN: https://newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu/
@S.A.F.E: Thực ra trước đây chúng tôi chưa hề biết đến Gerald Tsai Jr. (Gerry Tsai). Song nhờ đọc bài viết trích dẫn khá hay của Votpartners.com từ tác giả Mike Batnick (https://votpartners.com/jerry-tsai-10-tran-hay-va-1-tran-te.html) – một trang/cộng đồng đầu tư giá trị khác Việt Nam mà chúng tôi đánh giá rất cao, chính chúng tôi cũng tự thú nhận học được rất nhiều bài học hay từ trang nầy – chúng tôi mới chú ý và liên tưởng đến ngay lập tức khi đọc tác phẩm ngài John Brooks…
Giới thiệu lại một chút, sau khi được nhận vào quỹ Fidelity của Edward Johnson, Gerry Tsai đã chứng minh năng lực “trading” của mình và sớm gia nhập đội ngũ điều hành quan trọng. Tuy nhiên vào giai đoạn cuối năm 1965, giữa Tsai và con trai của Ed là ngài Ned Johnson (chúng tôi đã đề cập trên) đã xẩy ra nhiều mâu thuẫn, đặc biệt về phong cách và một số cổ phiếu dưới sự lựa chọn của Gerry Tsai. Ngoài ra, chính Ed Johnson cũng thừa nhận với Tsai rằng ông sẽ nghỉ hưu và chuyển vị trí Chủ tịch lại cho Ned thay vì Tsai (lí do tất yếu). Hiểu chuyện, Gerry Tsai đã bất mãn bán lại toàn bộ 20% cổ phần của mình tại Fidelity Mgmt & Research lấy $2.2tr mỹ kim (hiện nay năm 2021 ắt trị giá không dưới vài chục tỷ USD) để lấy vốn lập quỹ đầu tư cho riêng mình, có tên là Manhattan Fund…
@Votpartners.com: “Được ca ngợi là một người hùng, thậm chí cả từ những đối thủ cạnh tranh, Tsai được công nhận là một nhà quản lý quỹ hàng đầu, và ông đã mang tới một ánh nhìn hay ho cho ngành quản lý quỹ. Song thứ mà những NĐT góp vốn, đối thủ cạnh tranh hay chính Tsai nhìn nhận về bản thân thực ra chỉ là vận may nhất thời Manhattan Fund của Tsai ban đầu chỉ dự định bán ra 2.5 triệu cổ phần trị giá đâu đó 10-20 triệu USD ra công chúng làm vốn (dạng quỹ đóng IPO), song khát khao của giới đầu tư đối với tay giao dịch cường độ cao nầy lớn hơn 10 lần so với Tsai tưởng tượng. Họ phát hành thành công 27 triệu chứng chỉ quỹ với số vốn lên đến 247 triệu USD, lúc đó là khoản chào bán lớn nhất lịch sử của bất cứ công ty đầu tư nào (!) Số tiền khác thường đó chiếm gần 15% tổng dòng tiền mặt mà toàn bộ ngành quỹ đầu tư trong năm đó. Giới đầu tư sẵn sàng mất 8.5% hoa hồng (@S.A.F.E: phí load của quỹ đầu tư, mỗi lần giao dịch chúng ta mất 0.15% phí đã quá nhiều, chúng tôi cũng không hiểu những người Mỹ thời ấy suy nghĩ gì mà trả 8.5% phí load chỉ để ủy thác cho một người khác “đánh bạc” thay mình?)
Nói về Gerry Tsai là một thời thượng, và Manhattan Fund là một đề tài bất tận của các cuộc đối thoại. Ông hiện hiện với cái tôi áp đảo phố Wall. Thật khó mà theo dõi được những động thái nhanh như chớp của Tsai và ông thực sự nắm giữ những cổ phiếu nào, song những điều đó không ngăn cản được người ta đưa ra những đồn đoán.
Trong những thương vụ đánh nhanh của Tsai, các cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ với momentum là chiến lược phổ biến (@S.A.F.E: chiến lược momentum trading hiện đang rất thành công tại Hoa Kỳ, hay chính Việt Nam chúng ta từ khi dịch Covid xẩy ra, nhưng liệu tương lai sẽ như thế nào thì chúng tôi chưa rõ!). Polaroid, Xerox, IBM đều là những cổ phiếu ưa thích được giao dịch với tỷ suất P/E trên 50 lần Những cổ phiếu đắt đỏ nầy được hỗ trợ bởi tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận cao bùng nổ. Từ năm 1964-1968, cả 3 cổ phiếu trên lần lượt “grow” earnings-per-share của mình 22%, 171% và 88% so với cùng kỳ. Những công ty công nghệ nóng khác như Fairchild Camera, University Computing, Mohawk Data đều giao dịch hơn vài trăm lần so với lợi nhuận ròng 12 tháng gần nhất. Ba công ty sau và nhiều công ty khác tương tự đều mất giá đến -80% hoặc hơn sau cú Crash năm 1970.
Manhattan Fund tăng gần 40% vào năm 1967 khai màn (debut), cao gấp đôi mức tăng của chỉ số Dow Jones. Tuy nhiên vào năm 1968, ông bắt đầu thua lỗ năm đầu tiên với mức lợi suất -7% và xếp hạng 299/305 các quỹ đầu tư được Arthur Lipper theo dõi.
Khi thị trường sụp đổ, những người chịu trách nhiệm đã hoàn toàn không hề chuẩn bị trước. Đến năm 1968, một nửa broker ở phố Wall trẻ tuổi mới bước vào ngành từ năm 1962 chẳng nhìn thấy gì khác ngoài một thị trường tăng điểm. Và khi cổ phiếu quay đầu, những cổ phiếu “darlings” nóng nhất cũng là những tội đồ nghiêm trọng nhất. National Student Marketing, cổ phiếu mà Tsai mua tương đối trong danh mục, đã sụp đổ từ đỉnh cao $143 đô la tháng 12/1969 xuống còn $3.5 tháng 7/1970 (@S.A.F.E: chúng tôi đã phân tích kĩ ở trên). Từ tháng 9/1929 đến tháng 11/1929, giá trị chứng khoán bốc hơi là 30 tỷ USD; trong cú sụp đổ năm 1970, tổn thất là hơn 300 tỷ USD.
Những tay súng lớn của những năm 1960 chỉ nghĩ tới lợi nhuận mà không quan tâm mấy đến rủi ro. Thái độ vô tư lự nầy chính là kết quả trong thị trường mà họ tham gia. Từ năm 1950 đến 1965, chỉ số Dow ở trong biên độ 5% cao nhất của nó trong 66% quãng thời gian, và trong biên độ 10% cao nhất của nó 87% thời gian. Gần như không hề có biến động. Từ 1950-1965, giai đoạn thị trường giảm duy nhất là khi TT Kennedy siết chặt năm 1962, làm chỉ số S&P giảm -27% và hồi phục nhanh một năm sau đó.
Tsai đã chơi một trò chơi mà mình không thể thắng mãi. Ông là người đầu tiên trong dòng máu mới, các giao dịch viên từ bỏ phong cách chậm rãi và chắc chắn để đuổi theo lợi nhuận ngay lập tức. Được Tsai dẫn dắt, Manhattan Fund là người tiên phong trong chiến lược trading momentum nầy, và những quỹ xếp hàng phía sau để bắt chước họ.
Tsai đã có “10 trận hay” và “1 trận tệ”, và trận tệ đó đã khiến Manhattan Fund mất -90% tài sản của nó trong vài năm tiếp theo. Đến năm 1974, nó đã có 8 năm lịch sử performance kém nhất mọi thời đại của ngành quỹ mutual funds (!) Một thị trường giá lên nâng mọi con thuyền, và các nhà đầu tư cho Tsai đã học được một bài học lớn: Don’t confuse brains with a bull market!”
Saigon, đăng lại Tối muộn những ngày mưa bão 25.07.2023, S.A.F.E team – TGN