Chuỗi bài cập nhật về công nghệ & các xu hướng mới tại Việt Nam (kỳ 1) – The Golden Newsletter Vietnam

Hầu hết các nhà đầu tư giá trị đều không quan tâm đến công nghệ. Họ ưa thích những thứ tài sản hữu hình, suất sinh lợi trong quá khứ và những yếu tố cơ bản khác của doanh nghiệp như lịch sử, kênh phân phối, thương hiệu, v.v Ấy vậy mà nhìn tới kỷ nguyên số (digital age) đã cho ra đời những “đại kỳ lân” như Apple, Google, Amazon Facebook, Netflix, Uber, Wework – đồng thời để lại sau nó hàng trăm doanh nghiệp truyền thống đi vào dĩ vãng khác như Yahoo, Nokia, Sears, Blockbuster, chúng tôi mới ngộ ra nhiều điều về thứ gọi là công nghệ đột phá và các xu hướng mới trong hành vi người tiêu dùng – từ đó mới hiểu cách tránh được những cái “bẫy giá trị” (value traps) chết chóc trong tương lai…

Bài viết trích từ ấn phẩm XV, tháng 10.2018 – Golden Newsletter Vietnam
Đặt mua ấn phẩm: https://newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu/

Kỳ trước chúng tôi có đề cập đến những công nghệ “hủy diệt” đang được phát triển quyết liệt trên thế giới (link: https://newslettervietnam.com/chuoi-bai-cap-nhat-cong-nghe-moi-ky-1/), nên ở kỳ này, chúng tôi muốn được lui về thực tại một chút với những ứng dụng công nghệ, xu hướng tiêu dùng, xu hướng mới tại chính xã hội Việt Nam chúng ta. Những thay đổi này tưởng chừng như rất nhỏ và còn xa vời, ấy vậy mà đang từ từ thay đổi cả cục diện của một ngành nghề tưởng chừng chỉ trong “chớp mắt”. Những case như Vinasun, các cửa hàng bán lẻ cổ điển, truyền hình hay báo chí truyền thống sụt giảm mạnh thời gian vừa qua là minh chứng rất cụ thể cho việc “lơ là” đối với những đổi thay chóng mặt trong kỷ nguyên số ngày nay.

Chúng tôi hi vọng rằng bài viết này của chúng tôi sẽ tạo động lực để độc giả chăm chỉ cập nhật thường xuyên các công nghệ mới, giữ đầu óc thông thoáng để chào đón các ý tưởng mới lạ, tránh các bẫy giá trị chết chóc cũng như nhìn ra các được các cơ hội đầu tư tuyệt vời. Như ngài Einstein đã nói: “Trí khôn của một người được đo lường bằng khả năng đổi mới của anh ta.”

Các công nghệ, xu hướng mới tại Việt Nam kỳ này (kỳ 1):

(1) Ưu đãi thuế cho lĩnh vực công nghệ

Một tin vui rằng công ty Việt ứng dụng công nghệ cao bây giờ được miễn thuế thu nhập DN 4 năm đầu tiên và chỉ phải trả 10% trong 9 năm tiếp theo, thể hiện rõ định hướng số hóa Nhà nước và hỗ trợ ngành công nghệ của Chính phủ.

(2) Quảng cáo số – “digital marketing” đã và đang phát triển mạnh mẽ

Với 50 triệu người online, thị trường quảng cáo trực tuyến (digital marketing) tại Việt Nam năm 2017 đạt 500 triệu USD, và sẽ sớm vượt thị trường quảng cáo truyền hình truyền thống trị giá 700 triệu USD. Trong số này, 78% chiếm bởi Facebook và Google, phần còn lại chủ yếu là các trang báo điện tử, ứng dụng nhắn tin và các hệ sinh thái quảng cáo khác. Digital marketing đặc biệt giúp các doanh nghiệp nhỏ/startup tiếp cận được lượng lớn khách hàng với chi phí rẻ hơn từ 10 lần đến 100 lần so với kênh offline. Các đơn vị lâu đời nào không chịu nắm bắt các công cụ này sẽ tụt hậu sớm chiều!

(3) Robotics – tự động hóa trong công nghiệp

Robots từng là một chủ đề khoa học viễn tưởng; cho đến nay, khi Công ty TNHH Minh Long I (Gốm sứ Minh Long) trở thành đơn vị tiên phong của Việt Nam ứng dụng các “cánh tay” robotics trong việc tự động hóa sản xuất sản phẩm gốm sứ phức tạp thành công, người ta bắt đầu lo cho triển vọng của ngành dệt may, nông nghiệp thâm dụng lao động của Việt Nam với giá thành cao trong tương lai khi không thể cạnh tranh với các đối thủ biết sử dụng robotics…

(4) Co-working space – “xu hướng ngầm” trong lĩnh vực cho thuê văn phòng

Co-working space (không gian làm việc chung) đang là một xu hướng “ngầm” trong ngành bất động sản văn phòng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Sau khoảng 5 năm kể từ khi được áp dụng lần đầu tại Việt Nam, hiện mảng này đã có hơn 50 cao ốc văn phòng (30,000 m2 nguồn cung) và được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 50% CAGR trong những năm tiếp theo với các tên tuổi lớn như We Work, NakedHub, Toong, UP, Dreamplex. Với không gian mở tạo cảm hứng, thúc đẩy tập trung cũng như giúp tạo mối quan hệ với các ngành khác nhau, nhân viên rất ưa thích mô hình này vì họ cảm thấy được cân bằng cuộc sống (work-life balance). Hiện nay không chỉ start-up nhỏ, freelancers mà còn nhiều tập đoàn lớn muốn chuyển sang thuê dạng này vì xu thế phát triển tất yếu của nó.

(5) Giáo dục tư nhân (private education) – thị trường khổng lồ

Lĩnh vực giáo dục tư nhân tưởng chừng như không đáng kể ở Việt Nam, ấy vậy mà đạt đến 10 tỷ USD và tăng trưởng 30%-40% mỗi năm. Hiện hệ đại học tư chỉ mới chiếm 15% thị phần, trong khi hệ phổ thông chỉ mới đạt 9%, thể hiện dư địa còn rất lớn! Với xu hướng phụ huynh ngày càng chú tâm đến chương trình khuyến khích tự do, sáng tạo và rèn luyện kĩ năng cho trẻ, những mô hình chuỗi tiếng Anh, học thể thao, học đại học liên kết nước ngoài sẽ dần thay thế các mô hình truyền thống, giáo khoa và không còn phù hợp nữa…

(còn tiếp kỳ 2)

Saigon, 09.10.2018, Angelos & Europos

TGN_Europos

Biên tập viên, Du học sinh
europos@newslettervietnam.com

View all posts

Ấn phẩm Kỳ 79 (Bản cắt)

Trang “Ấn phẩm cũ 2024”

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!