Ấn phẩm đầu tư giá trị 32_tháng 03.2020 – The Golden Newsletter Vietnam
Ấn phẩm đầu tư giá trị 32, “ấn phẩm đi tìm lẽ sống” – sắp phát hành!
Cách đặt mua, giá cả, và hình thức thanh toán ở link: www.newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu

————————–
Ngày phát hành
Bản in màu – Phát tận địa chỉ của quý độc giả trễ nhất thứ 3, 13/03/2020
Bản điện tử – Đọc online tối 7:00 PM Thứ 2, 09/03/2020
Bản điện tử đợt 2 – Đọc online sau khi được cấp quyền ngay lập tức, hoặc gửi email/SMS tối thứ 6 20/03/2020 – cho các độc giả thanh toán muộn.
—————————
Quý độc giả thân mến,

Năm 1942-1945, ở trại tập trung Auschwitz và Dachau – “lò sát sinh” đáng sợ nhất cho nạn diệt chủng người Do Thái (holocaust) của đội quân Phát xít Đức, nơi mà trên 95% số tù nhân nếu không chết vì bệnh tật, vì bị đánh đập, vì bị thiếu ăn thiếu thuốc men, thì người ta cũng chết dần chết mòn bởi một thứ còn sát sinh hơn cả: đó chính là việc mất đi hi vọng (desperate)! Chính sự vô vọng tạo ra bởi cuộc đời trong tù ngục, hành hạ, đói rét và cô đơn mà không biết ngày nào sẽ kết thúc đã giết chết hi vọng và mạng sống của rất nhiều người trong số đó…

Ấy vậy mà trong số hiếm hoi những người còn tồn tại được sau 3 năm tàn khốc ấy, một con người có nghị lực phi thường – người đã tự đặt ra cho mình ý nghĩa cuộc đời (life meaning) và cố gắng sống sót để thực hiện nó với một sức mạnh của niềm hi vọng bất tận – đã may mắn được giải thoát khi chiến tranh WWII kết thúc. Nhờ nghịch cảnh tưởng chừng không thể qua khỏi ấy, ông đã để lại một tác phẩm thuộc top 10 hàng bất hủ, và một thuyết tâm lý học sâu lắng, thứ đã giúp thay đổi hàng chục triệu số phận phải đối mặt với nghịch cảnh, dù đó là cái chết hay sự hành hạ tâm lý khốc liệt nhất như ông đã từng trải qua tại các trại tập trung: ông chính là Viktor E. Frankl – bác sĩ tâm lý học, tù nhân Do Thái và là tác giả quyển Man’s Search For Meaning (Đi tìm lẽ sống) nổi tiếng một thế kỷ nay…

Cách đây đúng 1 năm tại ấn phẩm kỳ XX, chúng tôi từng thuật lại tấm gương ngài Chris Gardner đã vượt lên nghịch cảnh với sự tủi nhục tưởng chừng không thể qua khỏi. Nay trùng hợp thay, giữa bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ngày càng nghiêm trọng gây nỗi hoang mang, thiệt hại kinh tế và có nguy cơ dập tắt rất nhiều giấc mơ & hi vọng, chúng tôi xin hân hoan được chia sẻ với quý độc giả bản dịch tóm tắt trải nghiệm kinh hoàng của Frankl và liệu pháp ý nghĩa (logotherapy) đã giúp ông cũng như các bệnh nhân khác sống sót được qua nghịch cảnh “địa ngục” của họ như thế nào.

Bên cạnh đó, cứ 6 tháng một lần, chúng tôi mạn phép cập nhật lại 10 case phân tích trong năm 2019, bao gồm cả các case rổ In, Out hay Too tough đáng chú ý. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tập trung trả lời nhiều câu hỏi vô cùng hóc búa của quý độc giả trong mục Q&A with S.A.F.E kỳ nầy.

Lời cuối, dù cho tác phẩm của Frankl chịu nhiều chỉ trích – nhiều người cho rằng ông “giáo điều”, “phóng đại”, rồi “gặp may” nhiều hơn những tù nhân khác, v.v, chúng tôi cho rằng bài học mà ông muốn truyền tải mới thực là sâu lắng và đầy nhân văn đối với mỗi chúng ta – như câu châm ngôn của Nietzsche mà ông thường xuyên trích dẫn: “Những ai có ý nghĩa để sống thì có thể chịu đựng gần như bất kể chuyện gì (Those who have a why to live, can bear almost any how.” Cho dù điều đó có thể là niềm mong muốn tạo ra những điều tốt đẹp cho cuộc sống của người khác, hay sống vì những thân yêu trong gia đình, hay tận hưởng những cái đẹp của cuộc sống, ý nghĩa cuộc đời rất quan trọng và sẽ là sức mạnh vô biên giúp chúng ta vượt qua những thời điểm khó khăn, nghịch cảnh nhất. Và đó là thông điệp vô cùng nhân văn mà ngài Viktor E. Frankl muốn truyền tải cho chúng ta.

Saigon, nhân ngày “Thứ hai đen tối” 24.02.2020, S.A.F.E team – TGN

 

P/S: Mời quý độc xem bản cắt ấn phẩm kỳ 32 dưới đây

TGN_S.A.F.E Team

Đội biên tập S.A.F.E

View all posts

Ấn phẩm 79 sắp phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2024”

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!