“Này Charlie, nếu anh quăng một con ếch vào một nồi nước sôi, nó sẽ nhảy ra ngay lập tức. Nhưng nếu thay vào đó, anh cho nó vào nồi nước thường, rồi từ từ, từ từ đun nó lên, con ếch sẽ chết trước khi nó kịp nhận ra nhiệt độ thay đổi.”
Trích dẫn, dịch và tóm tắt từ bài nói chuyện trước sinh viên Đại học Harvard của ngài Charlie Munger năm 1993 – được thuật lại bằng chính lời của ông: https://newslettervietnam.com/tam-ly-hoc-dang-sau-nhung-hanh-vi-sai-lam-cua-loai-nguoi-charlie-munger-toan-tap/
Đặt mua ấn phẩm cũ của TGN: https://newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu/
“Nói về đặc tính rối loạn nhận thức gây ra bởi sự đối nghịch (contrast-caused distortion), giáo sư tâm lý học Cialdini từng làm một thí nghiệm nổi tiếng trong lớp học của ông ta. Ông lấy ra ba chậu nước: một chậu nóng, một chậu lạnh và một chậu nước bình thường. Ông gọi một sinh viên lên làm thí nghiệm bằng cách bỏ tay trái vào chậu nước nóng, tay phải vào chậu nước lạnh và sau đó rút hai tay ra và cùng cho vào chậu nước bình thường. Ngạc nhiên thay, trong cùng một chậu nước với cùng nhiệt độ, hai tay của anh ta sẽ lần lượt cảm thấy nóng và lạnh trái ngược nhau.
Thí nghiệm này có thể được giải thích vì bộ não con người được cấu tạo cho sự nhận diện đối nghịch (contrast) tương đối rất mạnh trong môi trường, nó không hề có một thước đo tuyệt đối. Những nhà ảo thuật gia đường phố ranh mãnh hiểu điểm yếu này của con người nên hắn có thể đánh lạc hướng sự chú ý của bạn bằng màu sắc, âm thanh sau đó nhanh tay trộm ví và đồng hồ khá dễ dàng.
Ngoài ra, một trường hợp khá phổ biến trong kinh doanh cũng tận dụng điểm yếu này chính là trong lĩnh vực bất động sản. Khi bạn muốn mua một căn nhà tại một thị trấn bạn vừa chuyển về. Bạn sẽ được môi giới bất động sản chuyên nghiệp dẫn đi xem dãy phố. Căn thứ nhất vừa tồi tàn, vừa giá cao. Căn thứ hai, còn tệ hơn với giá cao hơn nữa. Song đến căn thứ ba, đó là một căn với vẻ ngoài khá đẹp và mức giá rẻ hơn hẳn hai căn vừa nãy. Và rồi bạn sẽ chọn mua nó dù không biết rằng rất nhiều căn đẹp hơn đang được bán ở phố khác với giá rẻ mạt.
Các bạn có thể nghĩ rằng mình sẽ miễn nhiễm với đặc tính này và các bạn cười. Song sự thực là các bạn không đâu.
Câu chuyện mà tôi ưa thích nhất cho đặc tính này đến từ người bạn hay chơi bài bridge của tôi kể cách đây vài năm về loài ếch. Anh ta nói rằng: Charlie, nếu anh quăng một con ếch vào một nồi nước sôi, nó sẽ nhảy ra ngay lập tức. Nhưng, thay vào đó, nếu anh cho nó vào nồi nước thường, rồi từ từ, từ từ đun nó lên, con ếch sẽ chết trước khi nó kịp nhận ra nhiệt độ thay đổi. Tôi không rõ rằng câu chuyện về loài ếch thực hư thế nào, nhưng tôi từng thấy rất nhiều doanh nhân tôi biết chết theo cách đó (!)”
Đoạn nói chuyện của ngài Charlie Munger kết thúc, để lại khá nhiều triết lí hay khiến chúng ta suy ngẫm. Với lòng tự hào cao vốn có, chúng ta luôn nghĩ rằng mình miễn nhiễm với đặc tính trên. Song trên thị trường chứng khoán, một sự thật chính là việc kiểm soát điểm yếu EQ luôn luôn quan trọng hơn rất nhiều so với trí tuệ IQ mà một nhà đầu tư có được. Và với bối cảnh thị trường bull market gần đây, chúng ta không thể không cẩn trọng và nhớ đến câu chuyện của loài ếch vô cùng thú vị này trước khi chúng ta chìm trong “nồi nước sôi” kinh điển mà ngài Munger đã dặn dò.
Saigon, đăng lại ngày 21.11.2017, bởi Angelos – Golden Newsletter Vietnam