“…Đây có thể là nói là một động thái hãm phanh rất đúng đắn và kịp thời của NHNN mà chúng tôi đánh giá rất cao. Condotel, BĐS nghỉ dưỡng – phân khúc BĐS khó khăn nhất trong 5 phân khúc – đã bắt đầu có dấu hiệu “vỡ trận”, hầu hết đều đến từ nguồn vốn vay ngân hàng (chúng ta cùng nhớ lại tỷ lệ đòn bẩy 33:67 của TS Mai Huy Tân vào Cocobay, tài trợ bởi SHB), thứ mà nhất định cần phải siết dần lại theo lộ trình trước khi quá muộn (!) Như vậy, giai đoạn 3 năm từ nay đến cuối 2022 sẽ là giai đoạn “lửa thử vàng” cực kỳ chông gai cho các nhà phát triển BĐS và các nhà đầu cơ BĐS vay nợ liều lĩnh. Còn đối với những NĐT giá trị kiên nhẫn vô tận, việc duy nhất anh ta cần làm là tiếp tục ung dung “phòng thủ”(*)”
Chuyển động tin tức trong ấn phẩm kỳ 29 – đã phát hành tháng 12/2019 vừa qua: https://newslettervietnam.com/an-pham-dau-tu-gia-tri-29/
Đặt mua ấn phẩm cũ: https://newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu/
1> Thông tư 22, NHNN chính thức siết giới hạn dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, lộ trình bắt đầu từ tháng 01/2020 đến cuối năm 2022.
Cụ thể, ngày 15/11/2019, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 22/2019, quy định lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay vốn trung dài hạn: 01/01/2020-30/9/2020 là 40%; đến 30/9/2021 là 37%; đến 01/10/2022 là 30%. (đây là mức trung bình lịch sử, NHNN từng nới lỏng thành 60% năm 2014 để phá băng TT bất động sản).
Đây có thể là nói là một động thái hãm phanh rất đúng đắn và kịp thời của NHNN mà chúng tôi đánh giá rất cao. Condotel, BĐS nghỉ dưỡng – phân khúc BĐS khó khăn nhất trong 5 phân khúc – đã bắt đầu có dấu hiệu “vỡ trận”, hầu hết đều đến từ nguồn vốn vay ngân hàng (chúng ta cùng nhớ lại tỷ lệ đòn bẩy 33:67 của TS Mai Huy Tân vào Cocobay, tài trợ bởi SHB), thứ mà nhất định cần phải siết dần lại theo lộ trình trước khi quá muộn (!) Như vậy, giai đoạn 3 năm từ nay đến cuối 2022 sẽ là giai đoạn “lửa thử vàng” cực kỳ chông gai cho các nhà phát triển BĐS và các nhà đầu cơ BĐS vay nợ liều lĩnh. Còn đối với những NĐT giá trị kiên nhẫn vô tận, việc duy nhất anh ta cần làm là tiếp tục ung dung “phòng thủ” (*)
2> Chưa cho phép việc tăng vốn “Big 4” NHTM gốc Nhà nước bằng ngân sách vào nghị quyết Quốc Hội
Ngày 11/11/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, việc tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước là việc hệ trọng, đang được thẩm tra, báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đúng quy trình. Do vậy, xin chưa thể hiện nội dung trên trong dự thảo nghị quyết.
Theo đó, dự kiến hai trường hợp là Agribank và VietinBank sẽ gặp khó khăn trong tăng vốn điều lệ. Agribank hiện 100% vốn nhà nước, đang xúc tiến kế hoạch cổ phần hóa. VietinBank thì hiện đã sử dụng hết các giới hạn về tăng vốn như tỷ lệ sở hữu nhà nước đã giảm tối đa, tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài cũng đã được lấp đầy. Còn Vietcombank và BIDV, hai thành viên này đã lần lượng tăng vốn điều lệ thành công thời gian gần đây; trong đó BIDV vừa thực hiện chào bán xong 15% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và thu về khoản thặng dư lớn cùng vốn điều lệ tăng thêm.
Tổng vốn đầu tư cho nhóm NHTM nầy để đạt chuẩn Basel II là rất lớn, xét đến tỷ lệ đòn bẩy equity multiplier khá nguy hiểm của chúng – thứ mà chúng tôi đã nhiều lần phân tích, cảnh báo nếu tình hình vĩ mô đột ngột đảo chiều…
3> Bộ Tài Chính cảnh báo nhà đầu tư không nên mua trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao nếu chưa am hiểu, phân tích kỹ lưỡng.
Lịch sử sụp đổ trái phiếu doanh nghiệp lợi suất cao với độ tín nhiệm thấp (junk bonds) thập niên 1980s và trái phiếu nhà ở được tích hợp lại thành CDO/MBS năm 2008 tại Hoa Kỳ chưa xẩy ra ở Việt Nam đủ để trở thành một bài học răn đe khiến người ta sợ hãi (!)
Ngày 20/11 vừa qua, Bộ Tài chính cảnh báo nhà đầu tư TPDN hoàn toàn có thể gặp rủi ro DN không thực hiện điều khoản của trái phiếu do mất khả năng thanh toán; không thanh toán được đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu; doanh nghiệp không thực hiện được cam kết với nhà đầu tư về mua lại trái phiếu trước hạn… (tất cả đều được gọi là “bond default”). Bộ Tài Chính khuyến nghị NĐT cá nhân cần nghiên cứu kĩ tổ chức phát hành và Bộ sẽ quản lý chặt các đơn vị liên quan theo quy định.
Với tình trạng các đơn vị CTCK/ngân hàng đầu tư (IB) chưa bao giờ cung cấp đủ thông tin cho khách hàng mà chào bán tràn lan, chúng tôi lại tin rằng >95% NĐT cá nhân không phù hợp với trái phiếu doanh nghiệp (corporate bonds, không phải trái phiếu tổ chức tín dụng hay trái phiếu chính phủ) do họ không đủ kiến thức và nguồn lực để phân tích. Đây là lần thứ 3 trong ấn phẩm hôm nay chúng tôi cảnh báo kênh đầu tư sốt nóng nầy!
4> UNIQLO – thương hiệu thời trang nhanh ứng dụng công nghệ của Nhật Bản – đã chính thức tham gia Việt Nam bằng cửa hàng đầu tiên tại TPHCM
Định vị mình không chỉ là thời trang nhanh như Zara/H&M, UNIQLO tự hào công ty hợp tác với nhà sản xuất xơ sợi Toray Industries của Nhật, sản xuất ra những bộ quần áo bền lâu, chất liệu giữ nhiệt/chống nắng/co giãn tốt với giá cả phải chăng – triết lý kinh doanh đẳng cấp khiến chúng tôi khá ngưỡng mộ!
Đích thân ông Tadashi Yanai, nhà sáng lập đồng thời là tỷ phú USD giàu nhất Nhật Bản, xuống cửa hàng mới nhất nầy để khai trương, với hàng nghìn lượt xếp hàng chờ mua sắm. Nhiều người nói đây chỉ là xu hướng “sính ngoại”, song nếu họ chịu mở mắt ra ngoài TG, họ sẽ hiểu rằng không phải vì sính ngoại mà Top 3 thương hiệu trên thành công toàn cầu được như thế…
5> Chưa bao giờ, cơ hội cho mobile money, digital bank và một xã hội không tiền mặt lại đạt “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” như bây giờ tại Việt Nam….
Cách đây 10 năm, khi mà tỷ lệ thâm nhập smartphone/tổng dân số thành thị chỉ độ chưa đầy 10%, ít ai có thể nghĩ rằng tương lai của việc cầm chiếc điện thoại, không dùng tiền mặt đến bất cứ đâu để thanh toán, thậm chí chuyển khoản liên NH, quét mã QR, gửi tiết kiệm online, mua bảo hiểm, mua dịch vụ lại dễ dàng như ngày hôm nay!
Trên quan sát thực tế của chúng tôi, với sự hợp tác của Momo với rất nhiều chủ shop, VNPay với >50,000 điểm chấp nhận và ngày càng nhiều người biết sử dụng mã QR, tương lai Việt Nam bắt kịp Trung Quốc trong công cuộc phát triển “XH không tiền mặt” và “digital bank” không còn xa. Đây sẽ là xu hướng tất yếu và là thách thức lớn cho việc giữ thị phần cỉa các NH truyền thống 10-15 năm tới.
6> Thiết bị đeo thông minh (smart wearables) đang là một mảng tăng trưởng “thần tốc”, dậy nên cuộc đua thú vị giữa các hãng sản xuất công nghệ
Thiết bị đeo tay thông minh (smart wearables), một mảng kinh doanh mà thú thực chính chúng tôi cũng “coi thường”, nay đã đạt ~40 triệu chiếc bán ra toàn cầu năm 2018 vừa qua, tăng trưởng 55% YoY, thật đáng kinh ngạc (!)
Theo khảo sát toàn cầu, 90% người tiêu dùng ưa thích thiết bị nầy vì lợi ích sức khỏe (đo bước chân, nhịp tim, calories đốt mỗi ngày, giấc ngủ) cũng như hiển thị các thông báo/tin nhắn quan trọng. Hiện nay, Apple – với mẫu mã đẹp và lượng người dùng iOS trung thành – đang độc chiếm thị trường với 22% thị phần, tiếp sau đó là Samsung, Xiaomi, Huawei, và Fitbit (vừa được Google mua lại với giá 2.1 tỷ USD). Có lẽ năm sau chúng tôi cũng nên sắm cho bản thân 1 chiếc để bắt kịp thời đại vậy…
Saigon, đăng lại ngày 18.12.2019 bởi S.A.F.E – Golden Newsletter Vietnam