Tin tức T1-2021: Carbon credit, PBOC rút 12 tỷ USD từ OMO, hiểu nhầm về Thông tư 121, dư nợ margin ở bờ vực, chỉ số PMI, số liệu bán ô tô VAMA – The Golden Newsletter Vietnam

…Chúng tôi đánh giá rất cao sự cẩn trọng của giới chức quản lý tài chính TQ (financial watchdogs), và kỳ vọng hành động tương tự từ NHNN Việt Nam trước rủi ro dòng vốn tín dụng rẻ đang đi “nhiều đường vòng” khác nhau, tạo nên làn sóng đầu cơ BĐS-CK “điên rồ”, hút nguồn lực khổng lồ khỏi các hoạt động kinh doanh/sản xuất bền vững, nguy cơ gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng và lâu dài cho nền kinh tế như các bong bóng nổi tiếng trong lịch sử như Mississippi, South Sea hay năm 1929

Chuyển động tin tức trong ấn phẩm kỳ 43 – ấn phẩm bóc tách tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp năm 2020 – sắp phát hành tối ngày 09/02/2021 tới: https://newslettervietnam.com/an-pham-dau-tu-gia-tri-42/
Đặt mua ấn phẩm cũ: https://newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu/

1> Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc (PBOC) bất ngờ rút 12 tỷ USD tiền trên thị trường mở (OMO) ngay cả trước Tết, cảnh báo bong bóng tài sản: chúng tôi đang mong chờ hành động cẩn trọng tương tự từ NHNN Việt Nam

Ngân hàng TW Trung Quốc (PBOC) vừa thông báo rút 12 tỷ USD thông qua các nghiệp vụ thị trường mở, đây là quyết định được cho là bất thường trong bối cảnh kỳ nghỉ tết Âm lịch. Cố vấn Ma Jun của PBOC nói nguy cơ bong bóng tài sản – như trên thị trường chứng khoán và bất động sản – sẽ còn hiện hữu nếu Trung Quốc không đổi trọng tâm sang tăng trưởng việc làm và kiểm soát lạm phát.

Chúng tôi đánh giá rất cao sự cẩn trọng của giới chức quản lý tài chính TQ (financial watchdogs), và kỳ vọng hành động tương tự từ NHNN Việt Nam trước rủi ro dòng vốn tín dụng rẻ đang đi “nhiều đường vòng” khác nhau, tạo nên làn sóng đầu cơ BĐS-CK “điên rồ”, hút nguồn lực khổng lồ khỏi các hoạt động kinh doanh/sản xuất bền vững, nguy cơ gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng và lâu dài cho nền kinh tế như các bong bóng nổi tiếng trong lịch sử như Mississippi, South Sea hay năm 1929.

2> Bộ Tài Chính ban hành Thông tư 121, hiệu lực ngày 15/02/2021 tới, quy định lại một số vấn đề về quản trị rủi ro cho các CTCK, trong đó nhiều người nhầm lẫn lớn về quy định đòn bẩy gấp 5 lần vốn chủ sở hữu

Cụ thể, Thông tư quy định về hạn chế vay nợ như sau: tỷ lệ tổng nợ (liabilities) trên vốn chủ sở hữu (equity) của công ty chứng khoán không được vượt quá 05 lần. không tính các khoản như tiền gửi của KH giao dịch, dự phòng hay quỹ khen thưởng phúc lợi. Ngoài ra, Bộ còn quy định gắt gao về hạn chế dùng tài sản KH để vay với bên thứ 3, cho vay các lãnh đạo chủ chốt/công ty liên quan, và hạn chế đầu tư vào các tài sản kém thanh khoản như BĐS, Trái phiếu DN. TT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/02/2021.

Nhiều kẻ đầu cơ đọc xong tin này tưởng rằng các CTCK sẽ cho vay margin 500% vốn chủ, khiến chúng tôi phải phì cười (!) Theo thống kê của riêng chúng tôi suốt nhiều năm lịch sử TTCK VN, khi nhiều CTCK bắt đầu cho vay từ 150%-200% vốn chủ của họ, thì rủi ro sụp đổ và “call margin” đang rất gần với các bên vay nợ và chính CTCK đó, bởi vì nếu “domino effect” lan rộng, mức trích lập nợ xấu hàng chục % vốn chủ sở hữu của họ là không thể tránh khỏi.

3> Dư nợ margin của các CTCK lập kỷ lục mới: 81 nghìn tỷ đồng, theo số liệu công bố từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) Việt Nam

Vừa qua, chúng tôi xem VTV1 (https://bit.ly/3qX5dto) và nhận được tin rằng dư nợ cho vay margin toàn thị trường quý IV/2020 đạt gần 81.000 tỷ đồng, tăng vọt tới hơn 31% so với quý III trước đó. Tại nhiều công ty chứng khoán lớn, tỷ lệ cho vay margin hiện có thể đã lên tới 90 – 95% hạn mức.

Như cảnh báo của chúng tôi về nợ vay margin liên tục nhiều năm qua từ câu chuyện bi kịch của Jesse Livermore, Rick Guerin hay các bài Bình luận TT, gần nhất là ấn phẩm 40, T11/2020 vừa qua (https://bit.ly/2YsCvnV), dư nợ margin là một loại “heroin dạng nhẹ” vô cùng nguy hiểm và chúng tôi cho rằng nên được loại trừ hoàn toàn bởi các cơ quan quản lý tài chính nếu chúng ta thực sự mong muốn TTCK Việt Nam tăng trưởng bền vững (!)

Mức 56 nghìn tỷ cuối Q3/2020 đối với chúng tôi đã cao, nay nhìn con số 81 nghìn tỷ, và có thể đã vượt 100k tỷ hiện tại (T1/21), chúng tôi không khỏi bàng hoàng và chúc may mắn cho những nhà đầu cơ vay nợ, bởi vì may mắn (luck) là thứ họ cần nhiều nhất lúc nầy…

4> Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của nền kinh tế VN tăng mạnh trở lại cuối T12 do đơn đặt hàng tăng cao, song vấn đề lớn nằm ở chi phí đầu vào

Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng – Purchasing Managers’ Index™- (PMI®) ngành sản xuất của Việt Nam tăng từ 49,9 điểm của tháng 11 lên 51,7 trong tháng 12 và đạt mức ngang bằng với tháng 10. Số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng tháng thứ tư liên tiếp và với mức độ mạnh và nhanh hơn tháng 11. Các thành viên nhóm khảo sát cho biết nhu cầu khách hàng đã cải thiện. Nhu cầu cũng tăng ở các thị trường quốc tế vào thời điểm cuối năm.

Tuy nhiên, theo Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit (đơn vị thống kê PMI):  Vấn đề chính cản trở tăng trưởng hiện nay có vẻ như là sự gián đoạn nghiêm trọng của chuỗi cung ứng, mà nguyên nhân được cho là do đại dịch. Các công ty gặp khó khăn trong khâu mua nguyên vật liệu, đặc biệt là từ nước ngoài. Từ đó, giá cả tăng mạnh, với chi phí đầu vào tăng lên mức cao nhất kể từ 2018. Như vậy, mặc dù doanh số có thể cao, song có thể LNST của các DN SX/XK sẽ không tương ứng.

5> Số liệu VAMA 2020 cho thấy doanh số ô tô du lịch (PC) tại VN đạt 215k chiếc, giảm -6% so với cùng kỳ và có sự thay đổi lớn về thị phần các thương hiệu

Theo số liệu của Hiệp hội VAMA, mặc dù doanh số T12/2020 tăng 44% so với cùng kỳ, tác động của dịch bệnh nửa đầu năm đã khiến doanh số ô tô du lịch toàn Việt Nam cả năm 2020 giảm -6% so với cùng kỳ, một mức đáng khích lệ so với rủi ro chu kỳ và các quốc gia lân cận nhờ nhu cầu tăng mạnh vào Q4/2020.

Dù vậy, trong top 10 các dòng xe bán chạy nhất năm 2020, cái tên Huyndai (Hàn Quốc) mới nổi đã độc chiếm 4/10 vị trí (Accent, Grand i10, Cerato, SantaFe), trở thành thương hiệu bán chạy nhất về mặt số lượng xe tại Việt Nam, vượt mặt Toyota lần đầu tiên sau nhiều năm cạnh tranh. Việt Nam đang dần trở thành thị trường Đông Nam Á ưa thích & quan trọng nhất đối với liên minh Huyndai/Kia.

Song, một điểm chúng tôi cho rằng đang còn bỏ ngỏ bởi VAMA hay nhiều chuyên gia về ô tô khác: thị trường xe VN sẽ ra sao nếu như ô tô tự lái, ô tô điện Tesla, Apple Car, Nio bắt đầu tham gia?

6> Tín chỉ carbon (carbon credit): loại chứng khoán hóa môi trường rất hay mà Việt Nam có triển vọng bán và thu về hàng trăm triệu USD mỗi năm như Tesla

Sáng kiến carbon credit đã có từ rất lâu trong Hiệp ước Kyoto năm 1992 (định nghĩa:  https://bit.ly/3pzJveu), cốt muốn “chứng khoán hóa” mỗi tấn carbon thành một tín chỉ, buộc các nhà sản xuất phát khí thải nhiều như công nghiệp nặng (thép, ô tô, nhựa, v.v) phải mua vào để nâng hạn mức phát thải của mình lên, đồng thời tạo động lực cho các đơn vị bảo vệ môi trường tốt như chủ sở hữu rừng, các cty xe điện có thể bán “carbon credits” dựa vào lượng khí thải CO2 mà họ giúp giảm thiểu.

Theo số liệu của Bộ NN & PTNT, Việt Nam có thể xuất khẩu được 57 triệu tín chỉ carbon credit cho thế giới mỗi năm, thu về hàng trăm triệu USD, khuyến khích người dân trồng & giữ rừng. Đây là xu hướng rất hay và đáng khuyến khích, tương tự như cách Tesla Inc. thu về 590 triệu USD trong năm 2019 nhờ các tín chỉ carbon của họ.

Saigon, đăng lại ngày 05.02.2021, bởi S.A.F.E team – TGN

TGN_S.A.F.E Team

Đội biên tập S.A.F.E

View all posts

CTKM Xuân Giáp Thìn 2024

Tình cảm quý độc giả 2023

Ap 74 chính thức phát hành!

Ấn phẩm mới phát hành
Ấn phẩm mới phát hành

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!