Hầu hết các nhà đầu tư giá trị đều không quan tâm đến công nghệ hủy diệt (disruptive tech). Họ ưa thích những thứ tài sản hữu hình, suất sinh lợi trong quá khứ và những yếu tố cơ bản khác của doanh nghiệp như lịch sử, kênh phân phối, thương hiệu, v.v Ấy vậy mà khi đọc về nhiều cái “bẫy giá trị” (value traps) chết chóc như Blockbuster, Sears, Yahoo giữa kỷ nguyên chuyển đổi số hiện tại, chúng tôi mới ngộ ra nhiều điều về thứ gọi là công nghệ đột phá…
Công nghệ đột phá & các xu hướng mới trong ấn phẩm kỳ 48 – đã phát hành tháng 07/2021 vừa qua (https://newslettervietnam.com/an-pham-dau-tu-gia-tri-48/)
Đặt mua ấn phẩm cũ của TGN: https://newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu/
1> Mô hình car subscription mới có nguy cơ thay đổi hoàn toàn thị trường ô tô trị giá 30,000 tỷ USD/năm
Car subscription tương tự như mô hình mà Netflix, Adobe, Microsoft và cả Tesla đang theo đuổi. Thay vì bán một chiếc xe ô tô (phần cứng – hardware) thật đắt, họ sẽ bán rẻ như cho, hoặc miễn phí, và thu tiền từ subscription phần mềm (software) đi liền với chiếc xe đó, bao gồm các dịch vụ như tự lái, giải trí, quản lý pin, wireless, hoặc các giải pháp high-tech solutions khác.
Điều này thoạt nhìn thật phi lí và điên rồ, song nghĩ kĩ lại, với xu hướng thích đổi vật phẩm/đổi xe liên tục của giới trẻ, và sẵn sàng chi tiền cho subscription, đổi lại là dòng doanh thu ổn định, không cần phải tìm khách hàng mới, đây không hẳn là một điều viễn vông. Chúng ta cùng chờ xem liệu mô hình trên có thực sự vào thực tiễn và thay đổi ngành công nghiệp 30 nghìn tỷ đô la hay không.
2> Panasonic mua lại Blue Yonder AI với định giá 6.5 tỷ USD, tập trung mảng AI, battery
Panasonic, nhà sản xuất thiết bị gia dụng nổi tiếng toàn cầu, đang muốn chuyển hướng sang tương lai với lĩnh vực pin cho ô tô điện (EV battery) cùng AI qua thương vụ mua lại Blue Yonder AI trị giá 6.5 tỷ USD. Công ty này sở hữu tập KH 3,300 business, có cả Walmart, Starbucks, Unilever, doanh số 2019 >1 tỷ USD với dịch vụ tư vấn AI.
3> Startup biotech 23AndMe IPO
23andMe (NASDAQ: ME), công ty startup biotech trong lĩnh vực thử nghiệm mã gien (gene testing) đã IPO vào ngày 17/06 vừa qua trên sàn NASDAQ, với định giá 3.5 tỷ USD, sở hữu hơn 11 triệu mã gene của các khách hàng sẵn sàng chia sẻ. Thú vị thay, nhà sáng lập chính là Anne Wojcicki – vợ cũ của Sergey Brin, đồng sáng lập Google – bà là một người phụ nữ tài năng và được cộng đồng ventures đánh giá rất cao. 23andMe được FDA (Cục quản lý dược & thực phẩm US) đồng ý cho thử nghiệm chữa trị bằng gene cho một số căn bệnh như Alzheimer, Parkinson, ung thư, v.v
4> Virgin Galactic thử nghiệm du hành vũ trụ thành công
Ngày 12/07/2021 vừa qua, tỷ phú Richard Branson cùng đội phi công của mình đã bay du ngoạn vào vũ trụ thử nghiệm thành công cho dịch vụ du hành không gian của hãng Virgin Galactic của ông. Ông livestream và bình luận rất thú vị trên không gian. Nếu sự kiện trên là thực, và chi phí du hành có thể tiết kiệm hơn, thì đây quả là một bước ngoặt lớn – dù chúng tôi không khỏi nghi ngờ cổ phiếu SPCE của ông (!)
Saigon, đăng lại ngày 31.07.2021, bởi S.A.F.E team – TGN