Doanh nghiệp có ban quản trị tuyệt vơi – The Golden Newsletter Vietnam
3 replies
A TGN Subscriber
30/07/2024

Xin chào team,

Qua một thời gian tự tìm hiểu và đầu tư, mình thấy ở Việt Nam vẫn còn đa số các doanh nghiệp có ban quản trị thiếu trung thực, không tôn trọng cổ đông nhỏ lẻ, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoặc có cổ đông lớn chiếm tỷ trọng cao.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp có ban quản trị tuyệt vời như TTD, vậy trong quá trình đầu tư của team, các bạn có thể đưa ra một số doanh nghiệp có ban quản trị tốt như vậy cho chúng tôi không, vì chỉ khi đã đầu tư rồi thì mới có thể nhận biết rõ ràng được.

A TGN Subscriber

View all posts

3 comments

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • TTD là CTCP Bệnh Viện Tim Tâm Đức,
    Anh cho rằng Ban Quản Trị của TTD rất tuyệt vời. Anh có thể dẫn chứng và show ra những điều anh cho là tốt không? Cả những điều mà anh “cảm nhận” được.

  • Vâng cám ơn câu hỏi thú vị của anh, xin lỗi đã để anh đợi lâu…

    Về những case quản trị tốt/chất lượng, chúng tôi sẽ không liệt kê ở đây vì (1) Vòng tròn hiểu biết của chúng tôi hữu hạn (2) Có thể chúng tôi sai (3) Chúng tôi không bao giờ muốn độc giả nhầm lẫn rằng mình đang muốn “phím hàng”, khuyến nghị đầu tư hoặc tương tự…

    Nếu anh đã đọc kỹ ấn phẩm 76 – ấn phẩm Ban quản trị tuyệt vời của tác giả William Thorndike (một trong những quyển sách thật sự thay đổi tư duy của chúng tôi) hoặc ấn phẩm ngành Thép kỳ 78 vừa qua, thì không khó để anh có thể lập ra một checklist những yếu tố giúp ta phát hiện ra một ban quản trị tuyệt vời:

    – Họ có phải là những người phân bổ vốn (capital allocation) tuyệt vời hay không? Track record của họ là gì? Họ có sẵn sàng mở rộng kinh doanh, vượt trội so với đối thủ trong những chu kỳ xuống, khó khăn của ngành và nền kinh tế? Họ thực hiện M&A đem lại lãi kép cho cổ đông như thế nào? Họ có biết rút lui khỏi những business tệ hại đúng lúc, bảo toàn vốn liếng cho cổ đông?

    – Họ có “skin-in-the-game” hay không? Cổ phần của họ tại DN có chiếm phần lớn trong tài sản cá nhân của họ, đủ incentives để họ làm lợi cho cổ đông trong dài hạn?

    – Họ có đức tính trung thực (honest), minh bạch, đối xử công bằng với cổ đông – đặc biệt khi DN gặp khó khăn ngắn hạn? Họ có lừa dối, gian xảo trong các giao dịch kinh doanh thường ngày đối với nhà cung cấp, khách hàng & nhân viên hay không? Tướng số của họ như thế nào (kiểm tra thêm bằng kinh nghiệm).

    – Họ có văn hóa ủy quyền (decentralized) hay không? Nơi các middle managers và nhân viên cấp địa phương được ra quyết định, được đối xử công bằng theo performance-based và có lợi ích gắn liền với DN?

    Trên đây là một số câu hỏi gợi ý mà chúng tôi học được từ William Thorndike và một số NĐT giá trị khôn ngoan khác tại Hoa Kỳ. Anh có thể mở rộng thêm checklist của mình dựa vào kinh nghiệm của chính anh hoặc những thứ khác mà anh học được, chẳng hạn như Bộ 15 tiêu chí (Fifteen Points) của ngài Phil Fisher trong quyển “Cổ phiếu thường, lợi nhuận phi thường” cũng khá hay.

    Hi vọng chúng tôi trả lời sơ vậy anh đã rõ rồi. Một lần nữa cám ơn câu hỏi hay của anh!

    S.A.F.E

    P/S: Đối với các anh comment ở trên thắc mắc, riêng case UPCOM: TTD là Bệnh viện Tim Tâm Đức, chúng tôi có lẽ đã từng nhắc về họ như một ban quản trị tốt trong ấn phẩm Healthcare kỳ 49 (https://newslettervietnam.com/an-pham-dau-tu-gia-tri-49/) nên anh trên đây mới hỏi chúng tôi.

    Trong ấn phẩm, chúng tôi có đề cập cả năng lực chuyên môn & quản trị của vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Chiếu & bà Phan Kim Phương là rất đáng ngưỡng mộ – thể hiện rõ ràng qua track record, số liệu tài chính & uy tín của Bệnh viện trong ngành (*)

Ap 79 chính thức phát hành!

Trang “Ấn phẩm cũ 2024”

Trang “Ấn phẩm cũ 2023”

error: Content is protected !!