Có thể nói, NHTMCP Á Châu (HNX: ACB) là một trong những ngân hàng tư nhân được đánh giá rộng rãi về chất lượng tài sản tốt nhất, đồng thời có cơ cấu cổ đông bao gồm nhiều tổ chức nước ngoài uy tín. Song, liệu nó có phải là một khoản đầu tư tốt tại “bất cứ giá nào” lại là một vấn đề hoàn toàn khác mà ta phải phân tích sâu hơn…
Bài phân tích trong ấn phẩm kỳ XIV – phát hành tháng 09.2018
Đặt mua ấn phẩm: https://newslettervietnam.com/dat-mua-an-pham-dau-tu/
§ Giá thấp – cao 52 tuần qua: [21.7 – 44.4]
§ Giá hiện tại: [34.0] § Số lượng cổ phiếu đang lưu hành: 1.25 tỷ cp § Vốn hóa thị trường: 41,300 tỷ đồng § Earning-per-share 12 tháng gần nhất: [2.82] § Earnings-per-share TB 3 năm 2016-2018G: [2.07] § Earnings-per-share TB 7 năm gần nhất: [1.13] $ Book value-per-share quý gần nhất: [14.7] |
Tỷ lệ P/E trên các mức lợi nhuận |
Chỉ số ROE |
EPS growth | BVPS growth |
Equity Multiplier | Nợ nhóm 2 trở lên & bảo lãnh |
Trượt 12T: 12.0x TB 7 năm: 30.0x |
16% TB 3Y |
10.0% CAGR | 6.8% CAGR | 16.9x |
8,600 tỷ |
Số liệu cập nhật cuối tháng 8.2018
Meaning: Như ấn phẩm VIII, hay nhiều lần chúng tôi đã cảnh báo, ngành ngân hàng là một ngành vô cùng phức tạp, mang tính chu kỳ, nên không phù hợp với hầu hết các cá nhân (!) Đầu tư vào lĩnh vực này đòi hỏi khả năng dự đoán chu kỳ kinh tế, và chọn thời điểm tốt: ngay cả VCB, MBB hay ACB đều không hẳn là khoản đầu tư tốt vào năm 2007, 2009 hay 2011.
25 lịch sử, hiện nay ACB đã phát triển thành một ngân hàng bán lẻ quy mô lớn với 14% thu nhập từ dịch vụ, 86% thu nhập từ cho vay. Trong đó, 60% KH cho vay là các cá nhân, 40% là các doanh nghiệp tư nhân lớn và SMEs. Chúng tôi cho rằng định hướng bán lẻ (retail banking) của ACB là khá tốt, với dư địa cho vay/mỗi cá nhân còn rộng lớn; ngoài ra, định hướng đầu tư vào fintech & digital banking trong dài hạn cũng mang tính thức thời, dù rằng năng lực của ACB trong lĩnh vực này cần phải chứng minh thêm.
Moat: Với thương hiệu lâu năm, hiện nay ACB đã có 354 chi nhánh khắp 47 tỉnh thành, 3% thị phần huy động toàn quốc – đứng vị trị thứ 6 trong ngành ngân hàng tính đến cuối 2017. Bức tranh tài chính của ACB cũng thể hiện được khả năng quản trị của ngân hàng này: trung bình ROE 2016-2018G đạt 16% – tương đối cao, nợ xấu từ nhóm 2 đến nhóm 5 đạt 2,600 tỷ (15% VCSH), thuộc hạng thấp nhất trong nhóm ngân hàng.
Tuy nhiên, có hai điểm mà chúng tôi cho rằng rất ít người trong giới phân tích đề cập đến: thứ nhất, tỷ lệ đòn bẩy của ACB tương đối rủi ro – với mức equity multiplier (TS/VCSH) đạt 17x, cao hơn chuẩn 12.5x rất nhiều, dẫn đến dư địa huy động thêm của ACB không còn nhiều; thứ hai, khoản bảo lãnh khác ngoại bảng của ACB lên đến 6,000 tỷ đồng tương đối mập mờ, chiếm đến 1/3 vốn chủ sở hữu 18,000 tỷ của ngân hàng.
Management: Ban quản trị là nhân tố chúng tôi đánh giá cao nhất ở ACB(*) với ông Trần Mộng Hùng, con trai Trần Hùng Huy và gia đình, có đến hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy, vận hành trong lĩnh vực ngân hàng. Chúng tôi cho rằng họ đã tái cơ cấu ACB, xử lý nợ xấu rất tốt sau 5 năm kể từ khi ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt cuối 2012. Ngoài ra, họ luôn có thái độ cầu tiến, đặt kế hoạch tăng trưởng 15%-30% và đề ra nhiều kế hoạch phát triển mới mỗi năm. Đây thực sự là một trường hợp hiếm gặp trong ngành ngân hàng tư nhân Việt: khi mà ít nhất 90% các ông chủ nhà băng đều không có chuyên môn tài chánh ngân hàng, thậm chí coi đây là nơi tài trợ vốn cho riêng họ thay vì vận hành một cách tử tế.
Margin-of-safety: Với định giá 2.4x P/B và 17x trung bình lợi nhuận 3 năm 2016-2018G, chúng tôi tin rằng ACB đã không còn rẻ nữa, nếu so sánh với định giá trung bình NH Việt (1.8x P/B), trung bình NH châu Á (2.1x P/B) và tốc độ tăng trưởng đều đặn 10%-15% của ACB. Vì vậy, vùng giá trị thực của ACB theo chúng tôi chỉ đang ở mức [24.8 – 41.4].
Hiện tại, với thực trạng lãi suất, tỷ giá, giá trái phiếu Chính phủ, bong bóng bất động sản và niềm tin người tiêu dùng có dấu hiệu đạt đỉnh, chúng tôi cho rằng rủi ro vĩ mô đang cao hơn khá nhiều so với định giá của ACB (risks > reward). Có lẽ một mức biên an toàn hấp dẫn hơn – 1.6x P/B chẳng hạn – là cần thiết, dù cho ngân hàng ACB có chất lượng quản trị và tài sản tốt cách mấy!
Saigon, 24.09.2018, Angelos
Tổng tài sản của ACB là hơn 300k, lợi nhuận chỉ quanh 1,5% ROA cũng chưa phải là cao, nếu nhìn quy mô hàng triệu của VCB, CTG và BID. Nếu không dính vụ 2012, tài sản của ACB hiện giờ có lẽ cao hơn nhiều.
Đồng ý với bác về tỷ lệ vốn chủ/tổng tài sản, hầu hết các NHTM lớn đều chỉ ở mức 6%, (MBB >9%) và cần tăng vốn thêm dài hạn.
Nếu với lợi nhuận 4500 tỷ/ năm, 9000 tỷ/2 năm, cộng với thặng dư từ bán cổ phiếu quỹ, thì book value sau 2 năm nữa sẽ khác, đâu dó quanh 24k. P/E 2018 hiện ở mức 9.x P/E âu cũng có lý do của nó với chất lượng tại sản, quy mô cho vay bán lẻ lớn của ACB, khả năng tăng trưởng…
Vâng cám ơn góc nhìn thú vị của anh.
Chúng tôi nghĩ việc áp dụng định giá P/E cho các công ty chu kỳ vào thời điểm đỉnh cao lợi nhuận là chưa đủ cẩn trọng – xét đến rất nhiều bài học trong những giai đoạn bong bóng trong quá khứ.
Angelos
ok, như vậy có thể hiểu ý của bạn là ACB đang ở đỉnh chu kỳ của lợi nhuận, 1 ngân hàng được đánh giá là đỉnh chu kỳ lợi nhuận cũng “có thể” có nghĩa nền kinh tế đạt đỉnh tăng trưởng. Nếu GDP đầu người của VN quanh 3000 usd/năm, chỉ là một nền kinh tế đang phát triển, với cơ cấu dân số rất trẻ, mình cũng đặt dấu hỏi đâu là chu kỳ của nền kinh tế !!!?
Dĩ nhiên lợi nhuận ngân hàng là dễ thay đổi, phụ thuộc nhiều biến số như lãi suất, tỷ lệ trích lập dự phòng…mình cũng nhớ những năm lãi suất ổn định dưới 10%, lúc đó ACB tài sản khoảng 100k, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính đã gần 2500 tỉ…
Dĩ nhiên khi mua cao quá xa giá trị tài sản ròng, sẽ rủi ro khi xảy ra biến cố.
Mình chỉ thấy là các bạn chưa phân tích rõ rủi ro của nền kinh tế mà nói đó là chu kỳ thì mình cũng không hiểu lắm.
Thân ái!
Về vấn đề ngành bất động sản và ngân hàng chúng tôi đã từng bàn rất nhiều trong các ấn phẩm trước cũng như các bài viết. Do một bài phân tích cổ phiếu chúng tôi có giới hạn nên không thể sa vào đó dài dòng được.
Anh có thể đặt mua ấn phẩm cũ để xem hoặc tìm đọc các bài viết published ở trang này anh nhé.
Còn về ACB, chúng tôi đã “rào” rằng đây không phải vòng tròn hiểu biết của mình, rất có thể sai. Chúng ta cùng chờ thời gian trả lời vậy. Nếu anh có niềm tin khác thì đó là chuyện rất bình thường trên thị trường.
Chúc anh thành công trên con đường đầu tư của mình!
Angelos
Các bài viết của trang web bạn về nhóm ngân hàng rất hay.
Bạn có thể viết thêm về VCB hay MBB không ?